9 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin COVID-19

0
541
Nhung viec can lam truoc khi tiem vac cin covid 19 5
Nhung viec can lam truoc khi tiem vac cin covid 19 5
87 / 100

Việc tiêm vắc xin COVID-19 để phòng ngừa dịch bệnh đang được đẩy nhanh tốc độ ở trên nhiều vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Vậy trong khi chờ đợi đến lượt tiêm chủng vắc xin COVID-19, bạn nên thực hiện 9 điều sau đây.

Vắc xin Covid-19 là gì?

Vắc xin Covid-19 là vắc xin nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do Covid-19; bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus Sars-Cov-2.

Trước khi được tiêm cho người dân, các loại vắc xin phòng Covid-19 phải trải qua những đợt thử nghiệm lâm sàng gắt gao, được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp, được các chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc khuyến nghị sử dụng. Vì vậy, tất cả các loại vắc xin phòng Covid-19 đều đã được kiểm chứng hiệu quả và tính an toàn.

9 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin COVID-19

9 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin COVID-19

Trong thời gian gần đây, dịch covid 19 đang bùng phát trở lại rất mạnh mẽ, khiến cho cuộc sống người dân bị đảo lộn. Nhà nước cật lực đưa ra các biện pháp phòng và cống dịch, trong đó điển hình là tiêm vắc xin để phòng ngừa Covid-19. Vậy bạn cần phải làm gì trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân? Hãy cùng theo dõi phần dưới bài viết này nhé!

1. Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân

Chuẩn bị thông tin giấy tờ như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, mục đích là để chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

9 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin COVID-19

2. Chuẩn bị các giấy tờ liên quan bệnh lí nếu có

Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bạn. Nếu bạn đang tiềm ẩn một số bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, béo phì, dị ứng thuốc…, cần xuất trình bằng chứng rằng bạn có bệnh lý đó và tư vấn bác sĩ trước khi tiêm.

Hoặc nếu có đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gì thì cũng nên khai báo với bác sĩ chi tiết và cụ thể. Kể cả tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào.

3. Đi tiêm theo đúng lịch đã được hẹn

Đi tiêm đúng ngày, giờ hẹn và tuân thủ thực hiện 5K tại điểm tiêm chủng: Đến chính xác địa điểm và đúng giờ, tránh bị chậm trễ và ùn tắc trong đám đông. Điều này đặc biệt quan trọng khi các các địa điểm tiêm chủng mở ra hàng loạt. Bạn cần quan sát những người cùng đi tiêm, nhằm giữ khoảng cách tối thiểu theo khuyến cáo và thực hiện 5K.

4. Không sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm

Các chuyên gia khuyên không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vắc xin COVID-19 vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vắc xin trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

9 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin COVID-19

5. Tránh dùng steroid trước khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vắc xin COVID-19.

Bạn cần thông báo về kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho bác sĩ điều trị bệnh của mình. Nếu đang sử dụng thuốc steroid, bác sĩ có thể kê toa những thuốc có tác dụng tương tự, nhưng không làm ức chế miễn dịch cơ thể.

6. Uống đủ nước cho cơ thể

Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

7. Không sử dụng rượi bia vào ngày tiêm chủng

Không chỉ có vậy,trong thời kỳ đại dịch, các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng.

9 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin COVID-19

8. Không nên tiêm vào cánh tay thuận

Phòng trường hợp bạn bị đau ở nơi tiêm và khó khăn khi cử động cánh tay. Cánh tay thuận giúp bạn có thể thực hiện được các hoạt động hằng ngày. Nên mặc áo thích hợp, dễ để lộ vùng cánh tay, dễ thực hiên cho việc tiêm chủng.

9. Tìm hiểu và theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm

Bạn nên chủ động tìm hiểu rõ các thông tin về phản ứng phụ của vắc xin Covid-19 trước khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm.

Bạn cần lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19. Không nên lái xe ngay sau khi tiêm vắc xin để phòng những tình huống bất ngờ. Cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm gặp phải nếu có. Không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Ghi nhớ tên, địa chỉ, số điện thoại của bác sĩ theo dõi và cơ sở y tế cần liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.

Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19

Sau khi được tiêm chủng xong thì bạn phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy ra sau tiêm chủng. Khi về nhà, nên chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.
  • Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 mà bạn có thể gặp như như: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin Covid-19, cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.
  • Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi, nổi phát ban, ngứa chỗ tiêm, tắc nghẽn, căng cứng ở họng, thở dốc, khó thở,…
9 việc cần làm trước khi tiêm vắc xin COVID-19
  • Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
  • Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vắc xin Covid-19: Một số người sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể xảy ra phản ứng buồn nôn. Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây… Tránh mang những thức ăn khó tiêu như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên, thức ăn có đường như kẹo hay bánh nướng. Lưu ý uống đủ nước, đến khi cơn buồn nôn giảm bớt hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẽ ở trên, phần nào đó giúp các bạn yên tâm hơn cho công tác chuẩn bị trước và sau khi tiêm ngừa vắc xin Covid-19 để bạn an tâm hơn nhé! Chúc cho tất cả chúng ta đều khỏe mạnh, mong cho đại dịch nhanh qua để mọi thứ được trở về như bình thường.