4 cách chữa dị ứng thực phẩm tại nhà

0
846
Dieu tri di ung thuc pham tai nha
Dieu tri di ung thuc pham tai nha
94 / 100

Dị ứng thực phẩm thường gây ngứa ngáy khó chịu, khiến cho bạn cảm thấy bứt rứt trong người, bạn cũng thử làm nhiều cách mà không hết. Vậy thì hãy thử áp dụng một số cách dưới đây xem kết quả có khả quan không nha.

Thế nào được gọi là dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm thực chất là một phản ứng dị ứng của cơ thể xảy ra khi cơ thể tiếp nhận những protein đặc biệt thông qua đường ăn uống. Đây là một loại phản ứng của hệ miễn dịch khi các protein đặc biệt này gây nên các phản ứng dị ứng của cơ thể. Tình trạng dị ứng với thành phần protein trong thức ăn có thể là cấp tính (xảy ra một cách đột ngột) hoặc mạn tính (xảy ra trong một thời gian dài).

Cơ chế gây nên hiện tượng dị ứng thực phẩm

Các thức ăn chứa nhiều histamin hoặc quá trình chuyển hóa sản sinh ra nhiều histamin và những chất trung gian gây dị ứng khác thường có khả năng dẫn đến tình trạng dị ứng thức ăn. Các chất này tác dụng chủ yếu lên hệ thống mạch máu, gây giãn thành mạch, tăng tính thấm thành mạch. Điều này dẫn đến sự thoát huyết tương và các thành phần trong máu ra khoảng gian bào. Hậu quả là gây ứ đọng, phù nề cục bộ hoặc toàn thân, xung huyết, tiết dịch, tăng co thắt cơ trơn,…

Theo một số nghiên cứu cho thấy, các protein gây dị ứng có tính chất bền với nhiệt, không bị phân hủy bởi enzyme tiêu hóa và axit dạ dày. Vì thế, khi được chế biến và đi qua dạ dày thì chúng vẫn giữ nguyên được cấu trúc không gian, hấp thu vào máu và gây các phản ứng dị ứng cho hệ miễn dịch.

Triệu chứng của dị ứng thực phẩm là gì?

Phản ứng dị ứng với thức ăn có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Phần lớn các triệu chứng của dị ứng thực phẩm thường gây khó chịu cho người bệnh nhưng thường không quá nghiêm trọng. Ở một số người, tình trạng này xảy ra nặng với những triệu chứng đáng sợ, thậm chí có thể nguy hại đến sức khỏe.

Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng thực phẩm:

  • Nổi mề đay, ngứa, phát ban có thể xuất hiện tại một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể, thậm chí là toàn bộ cơ thể.
  • Ngứa ran trong miệng, lưỡi, cổ họng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Phù nề mặt mũi, môi, lưỡi, cổ họng và một số bộ phận khác.
  • Chóng mặt, ngất xỉu, toát mồ hôi, da nhợt nhạt, tím tái.
  • Thở gấp, khó thở, nghẹt mũi.
  • Sốc phản vệ, bao gồm co thắt khí quản, phế quản, tụt huyết áp, bất tỉnh, sưng họng quá mức gây nghẹn cổ,… Đây là những dấu hiệu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
4 cách chữa dị ứng thực phẩm tại nhà

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây dị ứng thực phẩm

Tuổi tác: Trẻ em thường dễ bị dị ứng với thức ăn hơn so với người lớn, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa hoàn thiện và dễ phản ứng với các yếu tố lạ trong thực phẩm.

Di truyền: Một số trường hợp dị ứng thức ăn là do di truyền, con cái có nguy cơ cao bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó nếu bố mẹ chúng cũng dị ứng.

Thói quen: Thói quen ăn uống không khoa học thường dễ dẫn đến tình trạng dị ứng thực phẩm. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, các loại hạt, sữa, trứng,…

Ngoài ra, các yếu tố môi trường như không khí, nguồn nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng thực phẩm ở người.

4 cách chữa dị ứng thức ăn tại nhà

Nhìn chung, tình trạng dị ứng thực phẩm sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, sưc khỏe thường ngày nếu bạn biết cách xử trí và ngăn ngừa ngay từ đầu. Sau đây là một số biện pháp chữa trị chứng dị ứng thực phẩm tại nhà mình muốn chia sẽ tới các bạn.

1/ Chữa dị ứng thực phẩm bằng mật ong

Cách chữa bệnh dị ứng thức ăn bằng mật ong. Trong những trường hợp bạn bị dị ứng thức ăn thì dùng mật ong được xem là phương pháp hữu hiệu nhất giúp làm dịu da, kháng khuẩn, giảm sưng, ngứa cho da. Bạn chỉ cần hòa mật ong với nước ấm để uống sẽ giúp giảm triệu chứng.

4 cách chữa dị ứng thực phẩm tại nhà

2/ Chữa dị ứng bằng gừng

Uống một cốc trà gừng nóng là biện pháp hiệu quả nhất ngay sau khi bạn bị dị ứng với hải sản. Vị cay, tính ấm của gừng sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa trên da. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm ấm bụng, tránh các ảnh hưởng về tiêu hóa vì nhiều trường hợp dị ứng thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đây là một cách chữa bệnh dị ứng thức ăn hiệu quả.

3/ Chữa dị ứng bằng chanh

Cách chữa bệnh dị ứng thức ăn bằng gừng. Cũng giống như gừng, bạn cần uống ngay một cốc nước chanh tươi để chữa dị ứng thực phẩm. Nước chanh đặc biệt tốt khi bị dị ứng tôm. Lúc này, tính chất của chanh sẽ giúp làm giảm các triệu chứng như da mẩn ngứa, nổi dát đỏ,…

4 cách chữa dị ứng thực phẩm tại nhà

4. Nước ép rau quả

Nếu bị dị bệnh ứng hải sản thì các loại nước ép rau quả như cam, nho,… có tác dụng làm mát, giảm sưng lưỡi. Đồng thời giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.

Nước ép cà rốt và dưa chuột là một trong những cách tự nhiên đối phó với dị ứng thực phẩm, giúp giảm sự khó chịu và cải thiện sức đề kháng của dạ dày. Do đó chị em nên sắm cho nhà mình 1 chiếc máy ép trái cây trong nhà thì sẽ rất tuyệt vời.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng điều trị nhạy cảm nhẹ với thực phẩm và giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng tái diễn.

4 cách chữa dị ứng thực phẩm tại nhà

Cách chữa bệnh dị ứng thức ăn trên dùng để đối phó ngay lập tức khi bị dị ứng thực phẩm với một số triệu chứng đơn giản trên da. Với những trường hợp khi bị dị ứng mà có những biểu hiện nặng hơn như khó thở, chân tay lạnh,… thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó cần tránh một số thực phẩm trong thời gian bị dị ứng như:

Cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng).

Lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.

Trường hợp đang phù nề, rịn nước nên giảm thức ăn có nhiều nước như canh, súp và uống ít nước.

Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa…nếu bạn có tiền sử dị ứng nhóm thực phẩm này.

4 cách chữa dị ứng thực phẩm tại nhà

Phòng ngừa dị ứng thức ăn

  • Để phòng ngừa tình trạng dị ứng với thức ăn, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
  • Tránh các thực phẩm có tiền sử gây dị ứng cho cơ thể hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
  • Xem kỹ thành phần in trên bao bì thức ăn để loại trừ những sản phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể.
  • Nếu sử dụng thức ăn chế biến sẵn không có nhãn mác, cần cẩn trọng và hỏi đầu bếp về thành phần có trong thức ăn.
  • Không sử dụng thực phẩm hết hạn, ôi thiu, ẩm mốc,…
  • Tập thói quen ăn uống tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường, quán xá. Nếu trong trường hợp đi xa, có thể mang theo thức ăn đã chế biến, cẩn trọng với những thức ăn không rõ nguồn gốc.
  • Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để hạn chế tình trạng dị ứng thức ăn.
  • Báo cho giáo viên, bảo mẫu, người chăm sóc trẻ nếu con bạn có tiền sử dị ứng với một loại thức ăn nào đó.
  • Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong tình huống khẩn cấp.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người sẽ phần nào biêt được nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị khi bị dị ứng thực phẩm tại nhà. Qua đây cũng sẽ tự có biện pháp phòng ngừa cho bản thân, cũng như mọi thành viên trong gia đình mình nhé!