3 cách làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

0
542
Lam vai say kho tai nha 5
Lam vai say kho tai nha 5
90 / 100

Nếu bạn là tín đồ của vải thì không thể bỏ qua món vải thiều sấy khô được, tự làm vải tại nhà không hề khó tí nào cả. Chúng ta cùng nhau vào bếp học làm món vải sấy khô nhé!

Công dụng của vải thiều sấy khô

Vải thiều sấy khô có vị ngọt khá đậm, ăn dẻo, bùi và thành phần vẫn giá trị dinh dưỡng của trái vải tươi là: cung cấp các vitamin, chất xơ, vi khoáng chất, chất chống oxy hóa cho người dùng. 

Quả vải khô chứa 66 calo mỗi 100 g, tương đương với quả nho sấy. Đặc biệt, thành phần của nó bao gồm lượng lớn chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe

Các nghiên cứu cho thấy Oligonol , một polyphenol có trọng lượng phân tử thấp, được tìm thấy rất nhiều trong quả vải thiều sấy khô. Oligonol được cho là có tác dụng chống oxy hóa và phòng chống cảm cúm. Ngoài ra, nó còn giúp làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan, giảm cân và bảo vệ da khỏi các tia UV có hại.

Vải khô cũng là nguồn cung cấp vitamin B rất phức tạp như thiamin, niacin và folates. Những vitamin này rất cần thiết vì chúng hoạt động bằng cách đóng vai trò là yếu tố giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo.

Tiêu biểu phải kể đến là vitamin C làm đẹp da, tăng sức bền, sức đề kháng của cơ thể.

Chất chống oxy hóa mang lại sự hoạt động dẻo dai cho cơ thể, hạn chế các nếp nhăn giúp con người trẻ đẹp hơn.

3 cách tự làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

Chất xơ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa hoạt động suôn sẻ.

Vải thiều sấy khô cũng là một trong những thực phẩm được dùng trong công tác phòng chống ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch, một số bệnh về đường ruột…Chính vì thế chúng ta bắt tay vào làm món vải thiều sấy khô ngay và luôn đi thôi.

Mới kể sơ sơ, mà ta đã thấy một dãy dài những công dụng hữu ích mà vải thiều sấy khô mang tới cho con người. Chính vì vậy, cách thức sấy vải thiều dưới đây lại càng hữu dụng cho tất cả chúng ta.

Cách lựa chọn quả vải để làm vải sấy khô

Để có vải sấy khô thành phẩm thơm ngon, hấp dẫn thì việc lựa chọn quả vải có vai trò rất quan trọng. Khi lựa chọn vải để làm vải khô, bạn nên lựa chọn những quả vải chín tới, có lớp vỏ màu hồng đỏ đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý là không chọn những quả vải có những đốm đen ở phần vỏ bởi đó là dấu hiệu của những quả vải bị thối, hỏng. Cụ thể:

  • Bạn nên chọn mua những trái vải vừa chín tới, lớp vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều, gai nhẵn.
  • Không nên chọn những quả vải trên lớp vỏ có nhiều đốm đen, vì đó là dấu hiệu của những quả đã bị thối hay chín quá.
  • Ưu tiên chọn những quả còn dính vào cành, lớp vỏ tươi và căng tròn.
3 cách tự làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

3 cách tự làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

Bây giờ chúng ta cùng nhau bắt tay vào làm món vải sấy khô để dành ăn dần nhé! Mình xin chia sẽ tới các bạn 3 cách làm, nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo thành công hơn mong đợi.

Với 3 cách làm vải sấy khô dưới đây thì nguyên liệu chính và vải tươi và muối, với số lượng vải thì tùy bạn linh động có thể từ 1kg, 2 hay 3kg. Và kèm theo dụng cụ phù hợp cho mỗi lần làm.

1. Làm vải thiều sấy khô bằng ánh nắng mặt trời

Nguyên liệu:

  • Vải tươi
  • Muối

Dụng cụ: rổ lớn và thưa để phơi vải

Cách làm vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời là một cách làm truyền thống, thủ công. Trái vải sau khi đã được sơ chế sẽ được cho ra một bề phẳng như chiếc mâm hay mẹt lớn rồi đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bạn nên chọn những lúc nắng gắt để phơi vải và phơi liên tục khoảng 10 ngày. Khi thấy vỏ quả vải bắt đầu khô, chuyển sang màu nâu và phần cùi bắt đầu co lại thì tức là trái vải đã được sấy khô thành công rồi đấy. Lúc này bạn có thể đem vải vào thưởng thức được rồi.

3 cách tự làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

Cách làm vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời sẽ cho thành phẩm trái vải khô có màu sắc bắt mắt và hương vị vô cùng thơm ngon, tự nhiên. Tuy nhiên, cách làm này tốn khá nhiều thời gian và công sức, đặc biệt còn phải tùy thuộc nhiều vào thời tiết nên có thể sẽ không phù hợp với nhiều người. Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số cách sau đây:

2. Làm vải thiều sấy khô bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu:

  • Vải tươi 1 kg
  • Muối 1 muỗng cà phê

Cách chế biến vải thiều sấy khô bằng nồi chiên không dầu

Bước 1: Sơ chế vải

Vải sau khi mua về thì dùng kéo cắt chúng rời khỏi chùm, chừa lại phần cuống khoảng 0.5cm. Sau đó, ngâm với nước muỗi loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

Bước 2: Luộc sơ vải

Bắc nồi nước lên bếp, đợi nước sôi thì bạn cho vải vào luộc trong 3 phút. Sau đó, vớt ra để ráo.

Bước 3: Sấy vải

Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở 180 độ C với chế độ Pre-heat và nhấn bắt đầu/start. Khi nồi đã nóng thì bạn xếp vải vào nồi chiên không dầu, sấy ở nhiệt độ 80 độ C trong 30 phút.

3 cách tự làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

Khi đủ thời gian bạn mở ra kiểm tra và lập lại thêm 7 lần sấy 80 độ C trong 30 phút.

Tức tổng thời gian sấy là 4 tiếng.

Vậy là món vải thiều sấy khô đã hoàn thành rồi, bạn để nguội rồi thưởng thức và phần còn lại thì cất bảo quản nha.

Bước 4: Thành phẩm

Trái vải thiều sấy khô bằng nồi chiên không dầu sau khi hoàn thành có màu sắc nâu sẫm vô cùng hấp dẫn, vải có vị ngọt đậm đà, dẻo dẻo vô cùng lạ miệng.

Với món này, bạn có thể làm khá nhiều món nước để giải khát hoặc để nhâm nhi trong những buổi tụ họp bạn bè cùng vô cùng phù hợp đấy.

3 cách tự làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

3. Làm vải thiều sấy khô bằng máy sấy thực phẩm

Máy sấy trái cây hiện nay khá thịnh hành trên thị trường, về cơ bản dòng máy này được chia làm 2 loại: máy sấy gia đình và máy sấy công nghiệp.

Máy sấy gia đình công suất nhỏ, làm số lượng vải sấy không nhiều, chỉ năm ba cân vải tươi đổ lại. Tùy theo lựa chọn của bạn mà máy có 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng hay 4 tầng. Càng nhiều tầng càng sấy được nhiều vải.

3 cách tự làm vải thiều sấy khô tại nhà cực đơn giản

Nhiệt độ lựa chọn cho sấy vải là từ 36 – 55 độ C. Khoảng nhiệt này sẽ cho cùi vải dẻo, nếu nhiệt độ quá cao còn gây cháy vỏ vải, cứng nhân, hỏng thành phẩm.

Hơn nữa các dòng máy sấy công suất nhỏ này thường chịu nhiệt không được cao, thường thì mức nhiệt cao nhất cũng chỉ được 70 độ C.

Máy sấy công nghiệp có công nghệ sấy và đa dạng về mẫu mã.

Ngoài việc dùng các máy sấy bơm nóng truyền thống thì ta có thể dùng các máy sấy lạnh. Công nghệ mới cho thành phẩm đẹp mắt hơn, tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Sấy lạnh cần khâu bảo quản kỹ lưỡng nên đây cũng là một nhược điểm cần lưu ý với người dùng.

Máy sấy công nghiệp cũng có các dòng 25kg cho gia đình, hộ kinh doanh nhỏ, các dòng cỡ trung, cỡ lớn cho các cơ sở kinh doanh vừa và lớn.

Cách dùng máy sấy công nghiệp có đôi chút khác so với máy sấy gia đình ở chỗ: ta cần làm nóng máy sấy, sau đó mới cho trái vải thiều vào. Thời gian sấy ban đầu không nên để hàng giờ như các máy sấy mini – máy sấy công suất nhỏ mà ta cần phải sấy 20 phút đầu nhiệt độ 40 – 45 độ C, sau đó mới tính thêm thời gian và sấy chừng 26 tiếng ở mức nhiệt 36 độ.

Xuyên suốt quá trình sấy ta cần phải kiểm tra thường xuyên, khi thấy vỏ vải khô, xóc bên trong có tiếng kêu thì vải đã khô, mở lò cho nguội bớt rồi lấy thành phẩm ra.

Hướng dẫn bảo quản trái vải thiều sấy khô để được lâu

  • Để vải nguội, bạn chovải thiều sấy khô vào túi nilong nhỏ vừa 1 lần ăn cho gia đình (hoặc hộp có nắp đậy kín), buộc kín. Lộn ngược túi và bọc thêm một lượt túi nữa. Sau cùng, dồn các túi vải nhỏ vào trong một chiếc túi lớn, buộc kín miệng túi, để nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Sau đó, cứ khoảng 2 – 3 tháng, bạn có thể đem phơi thêm lần nữa và đóng gói như quy trình trên.
  • Với cách làm trên, bạn có thể sử dụng vải từ 6 tháng đến 1 năm. Nhà lúc nào cũng có món ngon để nhâm nhi thì còn gì tuyệt vời hơn nữa đúng không nào?

Chúc các bạn làm thành công món vải thiều sấy khô để dành ăn dần nhé. Hoặc bạn nào muốn kinh doanh thì nên làm ngay và luôn đi thôi.