Bạn đang tìm những thực phẩm bổ máu, giàu sắt, với mong muốn khắc phục tình trạng thiếu máu của mình. Đừng bỏ qua 10 thực phẩm dưới đây nhé.
Thiếu máu có nguy hiểm không?
Không cung cấp đầy đủ chất sắt cho cơ thể chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu. Bởi vì sắt có chức năng chính là tham gia vào quá trình mang oxy, hỗ trợ quá trình vận chuyển máu từ tim cho toàn cơ thể. Thế nên nếu thiếu thành phần này, quá trình đó sẽ bị hoãn lại, máu ngừng lưu thông, sinh ra triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, tê bì chân tay,…
Với những người trẻ, hiện tượng này có thể ít gặp hơn. Nhưng đối với người trung niên trở lên, thiếu máu diễn ra nhiều hơn và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp bổ máu cho người thiếu máu.
Theo bác sĩ, thiếu máu là tình trạng sức khỏe cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu kéo dài, bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng loạt chức năng của các cơ quan và gây tổn hại đến sức khỏe tổng thể. Chúng có thể bao gồm:
- Suy nhược nghiêm trọng
- Biến chứng thai kỳ, bao gồm cả sinh non
- Vấn đề về tim mạch
- Thiếu máu não
- Tử vong
10 thực phẩm bổ máu, giàu sắt bạn nên ăn thường xuyên hơn
Thông thường nếu bạn bị thiếu máu trầm trọng thì đi thăm khám bác sĩ, uống thuốc theo toa là đúng rồi. Nhưng có điều rất quan trọng nữa đó là chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bạn nên bổ sung thực phẩm bổ máu, nhiều sắt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Dưới đây là một số thực phẩm bổ máu mình xin chia sẽ tới các bạn.
1. Củ dền, rau dền
Rau dền là loại thực phẩm rất dễ tìm và dễ mua, chứa lượng sắt phong phú, giúp tăng cường hemoglobin và tạo hồng cầu hiệu quả, cải thiện các tình trạng thiếu máu. Đặc biệt, trong cả phần lá và củ dền đều không chứa axit oxalic nên cơ thể có thể hấp thụ sắt và canxi trong loại rau này một cách dễ dàng. Loại rau này thông thường được dùng nấu canh hoặc nấu hầm cùng với thịt, xương.
2. Thịt bò
Khi nhắc đến thực phẩm bổ máu, ta sẽ nhớ ngay tới thịt bò từ lâu đã được biết đến là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể. Phần nạc bò sẽ thường chứa nhiều sắt hơn phần gân và phần mỡ. Theo ước tính, trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt.
3. Cải bó xôi
Cải bó xôi (một số nơi còn gọi là rau chân vịt, rau bina) được coi là “siêu thực phẩm bổ máu” bởi nó chứa tới 35 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó hàm lượng sắt và carotene vô cùng dồi dào, là lựa chọn lý tưởng cho việc bổ máu. Với loại rau này, bạn có thể dùng xào nấu cùng với các loại thịt tươi ngon, sạch, giàu dinh dưỡng hoặc cũng có thể ép sinh tố uống mỗi ngày.
4. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời vì nó chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Thế nên, trứng giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Trung bình một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.
5. Cà rốt
Nói đến các loại thực phẩm bổ máu không thể không kể đến cà rốt. Ngoài tác dụng được nhiều người biết đến là bổ sung vitamin A, cà rốt còn chứa các thành phần carotene phong phú, các loại vitamin, chất chống oxy hóa,… bồi bổ cơ thể rất tốt. Trên hết, các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, photpho, magie và mangan có trong cà rốt tốt cho máu, dễ hấp thu hơn so với các loại thực phẩm khác.
Cà rốt có thể được chế biến bằng các cách như luộc, hầm, nấu canh, làm nộm, xào thập cẩm, hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn là có ngay ly xay sinh tố mát lạnh rồi.
6. Hải sản
Cua, tôm, hàu, cá biển,… là loại thực phẩm bổ máu, rất có ích trong việc điều trị thiếu máu bởi chúng rất giàu sắt. Trung bình ước tính các loại hải sản chứa từ 3,5mg đến 4,7 mg sắt.
7. Các loại đậu
Các loại họ đậu – đỗ gồm: đậu tương, đậu đen, đỏ, xanh,… là những thực phẩm giúp hỗ trợ bổ máu rất tốt nhờ chứa hàm lượng sắt dồi dào. Trên hết, thành phần molipden có trong loại thực phẩm này còn giúp tăng khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý ngâm nước ấm qua đêm trước khi chế biến để giảm lượng axit phytic – thành phần khiến cơ thể hấp thu sắt kém hơn.
8. Quả bí ngô
Bí ngô được xem là loại thực phẩm bổ máu, có chứa nhiều sắt, coban, kẽm và carotene giúp hỗ trợ bổ máu hay tốt cho việc hồi sức sau khi ốm. Bên cạnh đó, bí ngô còn chứa hàm lượng đạm thực vật lớn, axit amin, canxi, photpho và vitamin giúp bổ sung dinh dưỡng, thúc đẩy các hoạt động vận chuyển máu hiệu quả. Bí ngô có thể dùng nấu canh, hầm với xương hoặc dùng làm sinh tố cùng với sữa thơm, béo, ngậy, là lựa chọn tốt cho người muốn tăng cân.
9. Nước ép củ cải đường
Củ cải đường là thực phẩm không thể thiếu đối với những người bị thiếu máu, loại củ này chứa hàm lượng chất sắt phong phú giúp hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp oxy mới cho cơ thể.
Bạn chỉ cần sửa sạch củ cải, rồi cho vào máy ép trái cây ép lấy nước uống mỗi ngày hoặc 1 tuần bổ sung 3-4 ly nhé.
10. Bông cải xanh
Bên cạnh rau dền dễ tìm thì còn có bông cải xanh. Có vẻ không nhiều người biết rằng đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao thường được dùng luộc, hấp hoặc xào nấu với các món thịt. Trung bình cứ 100g bông cải xanh sẽ cho 2.7mg sắt dạng dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, bông cải xanh còn giúp cơ thể bổ sung các chất xơ, vitamin A, C, K và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe. Đối với thai phụ, đây là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trị chứng thiếu máu trong cuối thai kì hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm bổ máu
Bệnh thiếu máu thường rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, đối với trường hợp thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, bạn có thể ngăn chặn, thậm chí là khắc phục vấn đề này bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại vitamin đa dạng cùng khoáng chất vi lượng khác nhau, ví dụ như:
Sắt: có nhiều trong các loại thịt đỏ (bò, heo, cừu…), hải sản, gan động vật, rau xanh sẫm màu (cải bó xôi, súp lơ xanh…), đậu lăng, hạt bí, đậu hũ và trái cây khô.
Folate (axit folic): thường tìm thấy nhiều ở trái cây (đặc biệt là chuối), rau xanh sẫm màu, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin B12: sữa và các chế phẩm làm từ sữa là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B12 dồi dào. Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung loại vitamin này bằng cách thay đổi thực đơn với ức gà, cá hồi, nghêu, trứng, ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin C: sự hiện diện của vitamin C giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt hơn. Trái cây họ cam quýt, dưa hấu và quả mọng là những nguồn thực phẩm giàu nhóm dưỡng chất quan trọng này
Để nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, tốt nhất chúng ta không nên uống cà phê hay trà khi ăn vì chúng chứa các polyphenol làm cản trở quá trình hấp thu sắt.
Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều sắt với những thực phẩm chứa vitamin C (bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, …) và thực phẩm có nhiều protein, đặc biệt là protein động vật để tăng cường khả năng hấp thu sắt.
Các bạn hãy nhớ bổ sung những thực phẩm bổ máu trên trong bữa ăn hàng ngày để tránh nguy cơ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, cũng cần phải có một lối sống lành mạnh, khoa học để có được một cơ thể khoẻ mạnh nhé!