Bạn đã biết cách rã đông thực phẩm sao cho đúng để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn và mất đi chất dinh dưỡng chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết này nha.
Chúng ta thường có thói quen đi chợ và mua khá nhiều thực phẩm: Thịt, cá, rau củ quả,… để trong tủ lạnh ăn dần. Tuy nhiên nếu không làm rã đông thịt đúng cách, sẽ tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trên thực phẩm của bạn. Vậy rã đông thực phẩm thế nào là đúng, không làm mất chất dinh dưỡng và không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển? Hãy thực hiện theo cách sau đây
5 cách rã đông thực phẩm đúng và an toàn
1. Sử dụng nước lạnh để rã đông thực phẩm
Sử dụng nước lạnh để rã đông luôn là cách làm hiệu quả và đơn giản nhất, và có lẽ cũng là cách được áp dụng nhiều nhất. Điều quan trọng của cách làm này là không được sử dụng nước nóng, đồng thời thực phẩm phải được cho vào túi zip kín trước khi rã đông để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, cũng như làm mất chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Bạn nên thay nước sau 30 phút / 1 lần và phải nấu ngay sau khi đã được rã đông, không đem bỏ vô lại trong tủ lạnh.
Bạn có thể cho một ít muối hoặc gừng tươi đập giập vào nước để thực phẩm tươi ngon trở lại.
2. Rã đông thực phẩm ở ngăn mát tủ lạnh
Bạn có thể lựa chọn việc di chuyển thực phẩm từ ngăn đá tủ lạnh xuống ngăn mát và rã đông từ từ, với cách làm này thì sẽ tránh được nguy cơ bị nhiễm khuẩn bởi môi trường bên ngoài, và nó còn giúp cho bạn có thể bảo quản thực phẩm thêm 3 – 5 ngày nếu chưa chế biến ngay mà không làm thực phẩm hư hỏng hoặc bị biến chất.
Tuy nhiên để đảm bảo tủ lạnh nhà bạn được sạch sẽ thì bạn nên cho thực phẩm cần rã đông vào trong một cái hộp nhựa, hoặc tô để hứng nước nhé!
3. Rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng
Cách làm này cực kì nhanh chóng, nếu bạn cần rã đông để nấu ngày thì lò vi sóng là gợi ý tuyệt vời cho bạn. Bạn chỉ cần cho thực phẩm cần rã đông vào lò vi sóng và bật máy lên thôi.
Tuy nhiên bạn phải nấu ngay sau khi rã đông nhé, nếu để lâu sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình bạn.
4. Rã đông thực phẩm bằng đường
Cách rã đông bằng giấm/đường hay gừng thực hiện khá đơn giản, bạn cần có hỗn hợp nước ấm khoảng 40 độ C bằng cách pha nước lạnh và nước sôi theo tỷ lệ 5:1. Sau đó, bạn cho thêm 2 muỗng canh đường vào cùng và khuấy đều hỗn hợp lên rồi bắt đầu thả miếng thịt đông lạnh vào.
Chỉ sau 7-10 phút bạn, miếng thịt mềm tươi, đã vậy khi đem chế biến món ăn sẽ càng đậm đà hương vị hơn.
5. Rã đông thực phẩm bằng kim loại
Kim loại vốn là chất dẫn nhiệt rất mạnh nên bạn chỉ cần dùng đáy chảo sạch hoặc dao kim loại to bản, kẹp miếng thịt vào giữa, đảm bảo sau 10 phút sẽ có được miếng thịt mềm, mà vẫn tươi ngon.
Những sai lầm cần tránh khi rã đông thực phẩm
Có thể một số chị em còn có suy nghĩ sai lầm và cho rằng với cách làm của mình là đúng, tuy nhiên bạn cần xem lại mình có mắc phải những lỗi sau đây không? Nếu có thì hãy thay đổi ngay đi nè
Không rã đông cá quá mềm: Khi rã đông cá bằng nước lạnh cũng đừng nên để quá lâu khiến ca bị mềm quá, như vậy khi kho cá sẽ bị nhạt vị, mất chất dinh dưỡng. Chỉ nên rã đông vừa phải để giữ được độ tươi ngon của cá nhé các chị em
Hạn chế rã đông bằng lò nướng và lò vi sóng: Thực phẩm sau khi rã đông bằng hai cách trên sẽ khá nhạy cảm với vi khuẩn, chính vì vậy, cần sử dụng hoặc chế biến ngay sau khi rã đông để đảm bảo được chất dinh dưỡng. Cũng như để hạn chế vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe
Không nấu thực phẩm khi chưa rã đông: Bạn ngại rã đông thực phẩm sẽ mất thời gian nên cho vào nồi và nấu luôn. Cách này không những khiến thời gian nấu sẽ lâu hơn mà còn làm cho những chất dinh dưỡng bị phân hủy hết.
Không cần rã đông trái cây, rau củ: Bạn không cần phải rã đông rau củ vì chúng sẽ mềm nhũn và mất chất, tốt nhất là bỏ vào nồi nấu luôn. Tương tự như vậy, đối với trái cây, chỉ cần bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để chúng rã đông từ từ.
Không rã đông thực phẩm bằng nước sôi, nước nóng: nhiều người nghĩ rã đông cách này vừa giúp thực phẩm nhanh mềm và an toàn nhưng đây là sai lầm bởi: Nước nóng có thể làm cho lớp ngoài của khối thịt rã đông nhanh nhưng quá trình nước nóng gặp lạnh sẽ làm cho thịt thay đổi kết cấu, vị tươi ngon và các chất dinh dưỡng của thịt giảm đi rất nhiều.
Một điều nữa là nước lạnh và dầu nóng sẽ tạo ra phản ứng nguy hiểm và có thể gây cháy nổ.
Để món ăn được tươi ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng thì sau khi rã đông thực phẩm bằng bất kì phương pháp nào thì cũng nên nấu ngay. Bởi nếu để miếng thịt đã rã đông ở nhiệt độ khoảng 20 độ C trong vài giờ thì có thể có tới 10 tỷ mầm vi khuẩn/1g thịt, rất nguy hiểm nếu đem sử dụng.
Thực phẩm để tủ lạnh được bao lâu
Thực phẩm bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh
- Thịt gia cầm sống: 1 – 2 ngày
- Thịt xay sống: 1 – 2 ngày
- Thịt sống đã thái: 3 – 4 ngày
- Cá sống: 1 – 2 ngày
- Thịt chín (cá, gia cầm,…): 3 – 4 ngày
- Xúc xích và thịt nguội: một tuần (nếu để hở) hoặc hai tuần (nếu đóng kín)
Thực phẩm bảo quản ở ngăn đông, ngăn đá của tủ lạnh
- Thịt gia cầm sống: 9 tháng (cắt miếng) hoặc 1 năm (nguyên con)
- Thịt xay sống: 3 – 4 tháng
- Thịt sống đã cắt miếng: 4 – 12 tháng tùy từng loại
- Cá sống: 6 tháng
- Thịt chín (cá, gia cầm,…): 2 – 6 tháng
- Xúc xích và thịt nguội: 1 – 2 tháng
Đây là mức định lượng cho phép, nhưng theo mình thì các bạn nên chế biến càng sớm càng tốt. Bởi vì cái gì tươi sống thì nó vẫn ngon hơn, chỉ nên mua dự trữ 1-2 tuần thôi
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh an toàn và đúng cách
Thực phẩm cho vào tủ lạnh mini, hay tủ lạnh chuyên dụng cho gai đình thì bạn cũng cần phải chú ý vài điều sau đây:
Thực phẩm mua về phải làm sạch sẽ, để ráo nước rồi đem phân loại cụ thể.
Cho vào hộp đựng chuyên dụng, túi nilon bọc kín rồi mới cho vào tủ lạnh.
Rau củ quả có thể để ngăn mát tủ lạnh ăn dần, thịt gia cầm, cá,..nên bỏ vào hộp đựng thực phẩm chuyên dụng rồi cho lên ngăn đá tủ lạnh để được lâu, cũng tránh bị lẫn các mùi với nhau
Có thể phân loại thức ăn theo thời gian: Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và quá hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.
Nhớ vệ sinh và dọn dẹp tủ thường xuyên: Dọn dẹp tủ lạnh ít nhất 1 lần trong mỗi tuần để đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng của tủ. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.
Để thực phẩm bảo quản trong tủ được lâu, đảm bảo độ tươi ngon mà không bị khô thì bạn nên chú ý về nhiệt độ, hạn chế đóng và mở tủ, không cho quá nhiều thực phẩm vào tủ cùng lúc. Sắp xếp phân loại thực phẩm cho đúng, nên bảo quan trong túi nilon hoặc hộp đựng như thế sẽ giúp thực phẩm tươi ngon, không bị khô héo, không bị ám mùi lẫn nhau,…
Trên đây là bài viết chỉ bạn 5 cách rã đông đông thực phẩm an toàn, không phải ai cũng biết, sai lầm cần tránh khi rã đông thực phẩm. Mong rằng với những thông tin trên bạn sẽ bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn hơn nhé