Người bị cường giáp hạn chế ăn 7 loại thực phẩm sau

0
671
Thuc pham can tranh khi bi benh cuong giap 5
Thuc pham can tranh khi bi benh cuong giap 5
92 / 100

Chế độ ăn lành mạnh cho người bị cường giáp sẽ góp phần hạn chế mầm bệnh phát triển nhanh và phức tạp hơn. Vậy nên và không nên ăn gì khi bị bệnh cường giáp? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cường giáp là gì, có nguy hiểm không?

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động, sản xuất nhiều hormone giáp và tăng nồng độ hormone giáp trong máu. Do đó, người bệnh cường giáp có tình trạng tăng chuyển hóa của cơ thể và biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Có nhiều nguyên nhân gây cường giáp, thường gặp nhất là bệnh Basedow. Bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 40, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nam và bất kì độ tuổi nào. Triệu chứng của bệnh Basedow bao gồm: triệu chứng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, bệnh lý mắt do bệnh Basedow và phù niêm trước xương chày.

Ngoài ra, bướu giáp đơn nhân, đa nhân hóa độc và một số thuốc như amiodarone là những nguyên nhân khác gây cường giáp.

Triệu chứng lâm sàng cường giáp bao gồm: mệt mỏi, lo lắng, kích thích, khó ngủ, yếu cơ (thường yếu cánh tay và đùi gây ra khó mang vác nặng hoặc leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế), run tay, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, sụt kí mặc dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiêu thường xuyên.

Người bị cường giáp hạn chế ăn 6 loại thực phẩm sau
Thuc pham can tranh khi bi benh cuong giap

Cường giáp được chẩn đoán bằng xét nghiệm chức năng tuyến giáp gồm TSH và hormone giáp, trong đó TSH giảm và hormone giáp tăng. Ngoài ra, xạ hình tuyến giáp và xét nghiệm máu cũng được sử dụng để xác định nguyên nhân gây cường giáp.

7 loại thực phẩm người bị cường giáp nên hạn chế ăn

Một chế độ ăn uống lành mạnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cường giáp nhưng việc bổ sung các loại thực phẩm tốt trong bữa ăn hằng ngày rất tốt cho sức khỏe, và có thể sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Vậy khi bị bệnh cường giáp nên ăn gì và nên kiêng gì là điều bạn muốn biết khi không may bị bệnh này, hãy tham khảo thêm phần sau bài viết nhé!

1. Thực phẩm giàu i-ốt

Đây là nhóm thực phẩm đầu tiên người mắc bệnh cường giáp cần kiêng ăn. Điều này được giải thích là do i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp, thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên.

Thông thường, người mắc bệnh cường giáp thường được chỉ định điều trị bằng biện pháp i-ốt phóng xạ. Bệnh nhân có thể được khuyên nên ăn kiêng ít i-ốt trước khi điều trị.

Chế độ ăn ít i-ốt trước khi điều trị giúp tuyến giáp dễ tiếp nhận i-ốt phóng xạ hơn và tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh sẽ cần tiếp tục duy trì chế độ ăn kiêng này cho đến khi hoàn thành quá trình điều trị.

Các thực phẩm nên kiêng bao gồm: muối i-ốt, rong biển, tảo hoặc một số loại hải sản…

Người bệnh nên chọn muối biển, muối thường không có i-ốt. Hạn chế ăn hải sản và rong biển vì những thực phẩm này rất giàu i-ốt.

Đối với trứng, do lòng đỏ trứng có hàm lượng i-ốt cao hơn lòng trắng trứng. Nên nếu ăn trứng, người bệnh nên chọn lòng trắng sẽ giúp giảm lượng i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày.

2. Thực phẩm dễ gây dị ứng

Dị ứng thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của cường giáp. Vì vậy, người bệnh nên chú ý tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là những loại thực phẩm đã từng gây dị ứng cho bản thân.

Một số thực phẩm dễ gây dị ứng phổ biến là: sữa, trứng, gluten (từ lúa mì), ngô, đậu nành, một số loại hạt (hạt mắc ca, hạt thông, óc chó, hạt điều…), lạc, một số loại hải sản…

Người bị cường giáp hạn chế ăn 6 loại thực phẩm sau
Thuc pham can tranh khi bi benh cuong giap 1

3. Đậu nành

Đậu nành làm giảm sự hấp thụ hormone tuyến giáp từ thuốc. Do vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng đậu nành nếu đang dùng thuốc tuyến giáp hoặc có tuyến giáp kém hoạt động. Tuy nhiên hạn chế không có nghĩa là phải kiêng hoàn toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn chế độ ăn tốt cho sức khỏe.

4. Thực phẩm có hàm lượng đường cao

Ở người bệnh cường giáp có các dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa carbohydrate, ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết của cơ thể. Đồng thời, sử dụng đường nhiều làm tăng mức độ hồi hộp, một triệu chứng hay gặp của bệnh. Do đó, bệnh nhân cường giáp nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao như: nước ngọt, nước trái cây, các loại kẹo mứt hoặc khoai tây ăn liền.

5. Các loại chất béo “xấu”

Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa đều làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến các cholesterol “tốt” trong cơ thể cũng như hạn chế tác dụng của các loại thuốc điều trị. Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ, các loại thực phẩm chiên xào hoặc qua chế biến nhiều lần. Trong khi các loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Đây đều là những món ăn nên tránh khi bị cường giáp.

6. Cà phê

Cafein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone giáp từ đó làm nặng thêm tình trạng tăng tiết hormon này. Do đó, việc sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Do đó, đây là thức uống mà người bị cường giáp nên kiêng.

Người bị cường giáp hạn chế ăn 6 loại thực phẩm sau
Thuc pham can tranh khi bi benh cuong giap 2

7. Một số rau họ cải

Một số loại rau họ cải như: Cải xoăn, súp lơ, cải ngọt, bông cải xanh… khi ăn sống với số lượng lớn, các hợp chất goitrogenic trong những loại rau này có thể gây trở ngại cho chức năng tuyến giáp.

Vì vậy, để hạn chế tác động này, người bệnh nên nấu chín rau và ăn với số lượng vừa phải để tránh các vấn đề tiềm ẩn về cường giáp.

Thực phẩm cần bổ sung khi bị cường giáp

Ngoài những nhóm thực phẩm cần hạn chế ăn thì cũng cần phải bổ sung những lọại sau:

1. Các thực phẩm giàu kẽm

Thiếu kẽm có thể cản trở sự phân chia tế bào, sự tăng trưởng và phân hủy carbohydrate. Đồng thời, khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt khoáng chất này. Vì vậy, người bị cường giáp nên bổ sung kẽm trong chế độ ăn bằng các loại các hạt như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí ngô hoặc hạt lanh.

2. Đạm thực vật

Giảm cân là một triệu chứng của bệnh cường giáp, do đó việc cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể để duy trì cân nặng hợp lý là vô cùng cần thiết. Trong đó, protein từ các loại đậu hạt đã được chứng minh là an toàn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho người bị cường giáp.

Người bị cường giáp hạn chế ăn 6 loại thực phẩm sau
Thuc pham can tranh khi bi benh cuong giap 3

3. Các sản phẩm từ sữa

Rối loạn chuyển hóa canxi máu là triệu chứng thường gặp ở những người bị cường giáp để bù trừ lại cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, dẫn đến hậu quả cuối cùng là loãng xương. Để phòng ngừa vấn đề này, bệnh nhân cường giáp hãy sử dụng các sản phẩm làm từ sữa như: sữa chua, sữa ít béo hoặc phô mai để bổ sung canxi. Trong trường hợp bị đầy bụng khó tiêu do bất dung nạp lactose cần bổ sung canxi bằng những thực phẩm khác như rau xanh.

4. Vitamin D và Omega 3

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Acid béo omega-3 có tác dụng làm dịu hoạt động của tuyến giáp. Do đó, omega-3 và vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp nói riêng và cả cơ thể nói chung.

Người bị cường giáp hạn chế ăn 6 loại thực phẩm sau
Thuc pham can tranh khi bi benh cuong giap 4

5. Các loại quả giàu chất chống oxy hóa

Các nghiên cứu cho thấy các loại quả mọng như: dâu tây, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua, có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa. Hãy thêm các loại quả này vào thực đơn hàng ngày nhé!

Hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào đó giúp cho các bạn đang bị bệnh cường giáp như mình biết cách chọn thực phẩm tốt, có lợi cho sức khỏe của mình hơn. Tránh những đồ ăn không tốt, gây ảnh hưởng đến bệnh. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe.