Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

0
369
Thieu mau nao co nguy hiem khong 1
Thieu mau nao co nguy hiem khong 1
93 / 100

Bệnh thiếu máu não là tình trạng giảm tuần hoàn máu lên não, dẫn đến giảm cung cấp oxy và dưỡng chất, ảnh hưởng tới cầu trúc và chức năng của một phần hoặc nhiều phần trên não.

Thiếu máu não là gì?

Bệnh thiếu máu não (Brain ischemia) là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ. Từ đó, tế bào thần kinh thiếu năng lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ, và các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não …

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây nên bệnh thiếu máu não là gì?

1. Một số bệnh lý dẫn tới bệnh thiếu máu não
  • Xơ vữa động mạch
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu
  • Chèn ép thành động mạch từ phía ngoài
  • Dị tật bẩm sinh
  • Co mạch máu
2. Dấu hiệu của bệnh thiếu máu não

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu não rất đa dạng và biểu hiện khác nhau tùy vào từng mức độ nặng, nhẹ của người bệnh. Trong đó, các dấu hiệu thiếu máu não phổ biến nhất bao gồm:

  • Đau đầu: bệnh nhân bị đau đầu lan tỏa khắp đầu và có cảm giác căng nặng trong đầu.
  • Chóng mặt, buồn nôn: là cảm giác hơi loạng choạng thay đổi tư thế kèm cảm giác hoa mắt, tối sầm mặt hoặc nôn ói. Các cơn chóng mặt có thể chỉ ngắn vài phút, có khi kéo dài đến vài ngày.
  • Rối loạn giấc ngủ: biểu hiện chính là mất ngủ, nửa đêm trằn trọc không ngủ, gần sáng lại ngủ. Có trường hợp đêm không ngủ được, ngày lại ngủ gà ngủ gật.
  • Ù tai, nghe kém: các mảng xơ vữa mạch máu lớn dần làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan như tiền đình ốc tai, các cơ điều tiết mắt… gây ù tai, nghe kém, mờ mắt, tầm nhìn kém.
  • Rối loạn cảm giác: các vùng não kiểm soát cảm giác của cơ thể bị thiếu máu gây rối loạn cảm giác với các triệu chứng như đau, tê, buốt, châm chích, kiến bò…
  • Cơ thể mệt mỏi, trí nhớ suy giảm: người bệnh thường cảm thấy thiếu sức lực, mất khả năng tập trung, chú ý kém khiến hiệu quả làm việc, học tập giảm sút. 
Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Đối tượng nào dễ mắc bệnh thiếu máu não?

Bẹnh thiếu máu não là bệnh lý thường gặp ở người trung niên, cao tuổi, người có nhiều bệnh lý mãn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Tuy nhiên, các thống kê gần đây cho thấy, tình trạng thiếu máu não đang có xu hướng trẻ hóa ở nhóm người trẻ tuổi, người thường xuyên căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống như: nhân viên văn phòng, người quản lý, phụ nữ nội trợ…, người có lối sống thụ động, ăn uống không khoa học, sống trong môi trường ô nhiễm…

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh thiếu máu não nằm ở top 3 trong danh sách bệnh gây tử vong cao nhất (chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư). 

Não tiêu thụ đến 20% dưỡng khí của toàn cơ thể, do đó rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Chỉ cần 10 giây không được cung cấp máu cũng có thể khiến cho mô não bắt đầu rơi vào rối loạn. Nếu tình trạng này kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ chết dần mà không thể hồi phục được nữa.

Thời gian đầu, người bệnh thiếu máu não có thể bị đau nhức đầu, mệt mỏi vai gáy, chóng mặt, ù tai, khó ngủ… Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ là, chủ quan với những triệu chứng đầu tiên, bệnh có thể dần dần tăng nặng. Các cục máu đông có thể gây chèn ép, làm hẹp lòng mạch bất cứ lúc nào, dẫn đến xuất hiện cơn thiếu máu đột ngột, nguy cơ gây tai nạn khi người bệnh đang làm việc trên cao, lái xe, bơi lội… Thậm chí, thiếu máu não rất dễ dẫn đến đột quỵ, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ và gần một nửa trong số đó tử vong. Những bệnh nhân may mắn sống sót phải sống chung những di chứng hết sức nặng nề như liệt toàn thân hoặc một phần cơ thể, mất giọng nói, giảm trí nhớ…

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thiếu máu não

Hiện nay trên thị trường chưa có loại thuốc nào giúp điều trị bệnh thiếu máu não một cách dứt điểm. Các loại thuốc đang được sử dụng hiện nay chủ yếu giúp tăng lưu lượng máu lên não và cải thiện các triệu chứng do thiếu máu não gây nên. Do đó, việc dự phòng và cải thiện bệnh khi có những dấu hiệu nhẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng để kiểm soát thiếu máu não hiệu quả.

Dưới đây là những lời khuyên tốt nhất giúp phòng ngừa, kiểm soát tình trạng thiếu máu lên nuôi não mà người bệnh cần ghi nhớ:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống đủ các dưỡng chất cần thiết, trong đó chú ý bổ sung đủ sắt để tăng cường quá trình tạo máu, thực phẩm giàu omega 3 (cá hồi, cá tuyết, cá trích, cá mòi, tảo biển…), thực phẩm giàu polyphenols (đậu, hạt, trà, ca cao…), thực phẩm giàu nitrat (rau diếp, cải bó xôi…). Song song đó, cần hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, các chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá…)
  • Vận động thường xuyên để quá trình lưu thông máu đến não tốt hơn. Với người bệnh thiếu máu não, cần vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với những bài tập vừa phải, phù hợp với thể trạng như: đi bộ, kéo giãn cơ thể, tập yoga, khiêu vũ, đạp xe đạp…
Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?
  • Thay đổi lối sống một cách tích cực. Suy nghĩ lạc quan và cố gắng giảm tối đa các căng thẳng, stress, lo âu có thể gặp phải. Thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, tránh làm việc quá sức. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguy cơ mắc thiếu máu não mà có thể bạn chưa biết.
  • Bổ sung các sản phẩm chăm sóc trí não có cơ chế chống gốc tự do gây hại cho mạch máu, giúp tăng cường máu lên não.

Bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho bệnh thiếu máu não.

1. Nhóm giàu chất sắt

Thịt bò: giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12 thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.

Cá hồi: Giàu axit béo không no, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, photpho và các vitamin A, B6, B12, D… tốt cho hoạt động của não bộ.

Hải sản: giàu kẽm, sắt, vitamin B12 và các axit amin giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức đề kháng,… tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não bộ.

Lòng đỏ trứng gà: chứa đạm có giá trị sinh học cao, giàu canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại vitamin tham gia vào quá trình tạo máu.

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?
2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin

Rau chân vịt (bó xôi): là “đại diện” tiêu biểu của nhóm rau xanh khi giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic.

Bông cải xanh: có nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin A, C và magie.

Rau cần tây: chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu.

Bí ngô: chứa nhiều vitamin C, carotene, sắt, canxi, protein, kẽm….

Củ cà rốt: giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.

Qủa lựu: Gàu sắt, canxi, magie, vitamin C … có vai trò chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, tham gia tạo máu.

Dâu tây và quả mâm xôi: Giàu folate, cacbohydrate, kẽm, chất xơ và chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.

Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu.

Quả mận: Chứa nhiều chất xơ và các chất magie, chất sắt, một lượng vitamin A, E khá cao giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Bệnh thiếu máu não rất nguy hiểm, nếu lơ là bỏ qua có thể khiến bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí gây tủ vong. Do đó sau khi tham khảo bài viết này, nếu bạn thấy có các dấu hiệu nêu trên thì nên sắp xếp đi khám bênh ngay nhé!

Chúc các bạn luôn vui-khỏe, để đồng hành cũng chúng tôi.