Chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà là vấn đề rất nhiều ba mẹ quan tâm và tìm hiểu. Vì không phải lúc nào con bị sốt cũng đều mang ngay tới cơ sở y tế để gặp bác sĩ. Đối với một số trường hợp như sốt do mọc răng, do tiêm chủng, hay do tác động của nền nhiệt độ thì có thể để trẻ ở nhà và chăm sóc, hạ sốt theo các hướng dẫn sau đây để giúp con mau chóng hết bệnh nhé!
Xác định nguyên nhân để chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt như: Trẻ mới tiêm phòng, mọc răng, sự thay đổi thời tiết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, ngộ độc thực phẩm…
1/ Sốt do mọc răng .
Khi bé mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nên bé có thể bị sốt, nhưng chỉ ở mức nhẹ chỉ từ 38oC.
2/ Sốt do tiêm chủng.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng, bởi do phản ứng của thuốc xảy ra trong cơ thể.
3/ Sốt do nhiễm trùng.
Phần lớn trẻ bị sốt là do nhiễm trùng hoặc nhiễm một căn bệnh nào đó. Cho nên sốt là cách cơ thể kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên để chiến đấu với nhiễm trùng
4/ Sốt do mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ.
Nếu bạn mặc cho bé quá nhiều quần áo, quấn bé quá chặt ở một môi trường nóng thì bé sẽ bị tăng thân nhiệt, nên nhớ đừng ủ kín bé quá.
Ngoài ra bé bị sốt cũng có thể do một số bệnh như viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não,…
Biểu hiện khi bé bị sốt
- Thân nhiệt bé cao hơn 37,5oC
- Đổ mồ hôi
- Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu
- Mệt mỏi
- Lơ mơ
- Thở gấp
- Bỏ bú, bỏ uống nước, chán ăn
- Ngủ li bì.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà
Tùy vào từng trường hợp, từng căn bệnh dẫn mà ba mẹ sẽ có cách chăm sóc trẻ bị sốt sao cho đúng và phù hợp để giúp con yêu nhanh chóng hết bệnh.
N ếu trẻ bị sốt do mọc răng, tiêm chủng, do tác động bởi nhiệt độ bên ngoài thì có thể chăm sóc ở nhà. Còn nếu do các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, một số bệnh lí khác thì cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để có sự can thiệp, chăm sóc của đội ngủ y bác sĩ.
2/ Cho trẻ uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng
- Chăm sóc trẻ bị sốt thì cần phải có 1 chế độ ăn khác so với ngày thường, bạn cần chia ra từng bữa nhỏ, cho ăn nhiều lần 1 ngày chứ không nên ép trẻ ăn nhiều 1 lúc tránh tình trạng bé bị ói.
- Khi bị sốt, cơ thể mệt mỏi nên trẻ thường biếng ăn. Bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn loãng như là cháo, súp, phở… nấu cùng các loại thịt, cá… để tăng thêm dưỡng chất.
- Món ăn lúc này cũng nên nêm nếm nhạt hơn, và cho thêm các loại gia vị như gừng, tỏi, lá hành… để tăng sức đề kháng giúp trẻ nhanh khỏe.
- Khi trẻ sốt chắc chắn sẽ bị mất nước. Ba mẹ nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt như: nước ép hoa quả tươi, nước lọc, súp, trà thảo mộc… Đặc biệt bổ sung thêm Orezon bù nước và điện giải cho trẻ.
3/ Chườm mát cho bé
Ba mẹ cởi hết quần áo, sau đó lấy 1 cái thau cùng 5-6 cái khăn xô nhúng nước ấm và lau liên tục vào nách, bẹn, trán của bé. làm luân phiên như thế trong 10-15 phút thì bé sẽ hạ sốt.
4/ Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi cho trẻ
Đối với trường hợp trẻ sốt nhưng vẫn vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường thì ba mẹ không cần cho bé dùng thuốc. Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ trong trường hợp này là ba mẹ cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm
5/ Cho trẻ nghỉ ngơi
Để có thể chống lại vi khuẩn, virus, cơ thể chúng ta cần rất nhiều năng lượng. Vì vậy, điều quan trọng lúc này là phải đảm bảo trẻ nghỉ ngơi cho tới lúc khỏi bệnh. Phải nói là chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà cũng không hề đơn giản đúng không nào.
6/ Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều lượng
- Trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi khi sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, ba mẹ cần hạ sốt cho trẻ khi cần thiết.
- Khi bạn dùng nhiệt kế điện tử đo ở nách, hoặc loại đo ở trán và thấy bé sốt trên 38,5 lúc này bạn nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Bạn có thể dùng là Paracetamol hoặc Acetaminophen, nhớ điều chỉnh liều lượng dùng theo độ tuổi và cân nặng của trẻ.
- Chỉ định liều dùng là từ 10 – 15mg /kg cân nặng cho mỗi lần uống. Sau khi uống từ 30 -60 phút thuốc mới phát huy tác dụng nên ba mẹ cũn đừng nôn nóng quá. Lúc này ba mẹ có thể kết hợp lau mát cho bé để nhanh có kết quả.
- Đối với trẻ nhỏ khó uống thuốc thì bạn có thể lựa chọn những dạng thuốc phù hợp như viên nhét hậu môn, miếng dán hạ sốt cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Khi nào thì nên đưa bé tới cơ sở khám bệnh
- Khó chịu hoặc quấy khóc không ngừng
- Nằm li bì không muốn thức dậy
- Phát ban hoặc đốm tím trông giống như vết bầm trên da (không có ở đó trước khi con bạn bị bệnh)
- Môi khô, lưỡi hoặc móng tay tím tái
- Đối với trẻ sơ sinh phần thóp dường như bị phình lên, xẹp xuống bất thường
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Nôn mủa nhiều lần
- Co giật
- Đau bụng dữ dội
Như vậy chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà cũng cần phải dựa vào nhiều yếu tố, vấn đề khác nhau để có cách xử lí kịp thời. Hi vọng qua bài viết này ba mẹ đã có thêm kinh nghiệm về chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà an toàn, hiệu quả để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh, sớm trở lại với cuộc sống vui vẻ, hiếu động vốn có của con trẻ.