Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì ? Vì sao trẻ hay bị viêm đường hô hấp trên ? Bệnh có nguy hiểm không, hướng điều trị như thế nào ? Bây giờ chúng ta cùng đi trả lời các câu hỏi ở trên nhé.
Bệnh viêm đường hô hấp trên là gì ?
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm Mũi, họng, hầu, xoang và thanh quản. Đây là bệnh thường xuất hiện vào lúc giao mùa, bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng tới vấn đề sinh hoạt và học hành của trẻ.
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ.
- Viêm đường hô hấp trên thường do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Với trẻ dưới 5 tuổi thì đa số các trường hợp mắc đều do nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus cúm, sởi, và một số loại nấm…).
- Một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên: Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib), phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella…
- Ngoài ra cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như như: dị ứng với thời tiết, dị ứng với các tác nhân khác trong không khí, trong bụi, dị ứng với các hóa chất
Triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên là gì.
- Các triệu chứng thường xuất hiện khi trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên là: sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, khàn tiếng, ho nhiều, cơ thể mỏi mệt, biếng ăn,…
- Ngoài ra sẽ kèm theo hơi thở hôi, nôn ói, tiêu chảy. Có thể sẽ bị ho khan kéo dài, ho có đờm, ho từng cơn…
- Bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày, đây là loại bệnh thông thường không gây nguy hiểm nhưng hay tái phát nhiều lần vì thế mà ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt , học hành của trẻ.
- Vậy phải điều trị bệnh như thế nào để đạt hiệu quả cao, chúng ta cùng đọc tiếp nhé.
Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên.
1. Điều trị bệnh tại nhà bằng cách không dùng thuốc
Tùy vào từng biểu hiện bệnh của bé mà ba mẹ có cách chăm sóc cũng như hướng xử lý đúng.
Với trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi nhiều :
- Với bé lớn thì đặt bé nằm cao đầu, hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ nếu là bé nhỏ.
- Dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em, nhỏ vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi cho bé. Lấy tăm bông làm khô mũi của bé.
- Trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa thì nên làm vệ sinh mũi cho bé tránh tình trạng ứ dịch nhiều, như vậy bé sẽ không bị nôn trớ trong lúc ăn.
- Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé, vì dễ gây teo niêm mạc mũi.
- Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, mặc thông thoáng vào mùa hè, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
- Đặc biệt lưu ý. Không nên nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé vì có thể làm bỏng niêm mạc mũi.
- Không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ vì miệng chứa nhiều vi khuẩn dễ lây bệnh cho trẻ.
Với trẻ bị sốt cao.
- Khi bé bị sốt từ 37,5 – 38 bạn nên cho trẻ nằm ở phòng rộng thoáng mát, mặc đồ rộng rãi , dễ thấm hút mồ hôi.
- Cho bé uống nhiều nước, dùng khăn mùng lau mát cho bé bằng nước ấm. Chú ý lau ở vùng trán, nách, bẹn, chỗ có các mạch máu lớn sẽ giúp bé giảm sốt.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chủ yếu cho ăn cháo, súp, đồ ăn lỏng, dễ nuốt. Chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Dùng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ 30 phút/ lần.
- Khi trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên thì bạn cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol loại uống hoặc là nhét hậu môn với liều lượng đã được chỉ định là 10-15mg /kg cân nặng / lần. Lặp lại sau 4-6h nếu bé vẫn sốt cao không hạ.
- Tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ mỗi 30 phút- 1 giờ / lần
Trẻ bị ho
- Khi bé bị ho mẹ có thể cho bé uống một chút mật ong pha loãng với nước ấm, hoặc cho trẻ ăn quất hoặc lê hấp với đường phèn, cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
- Ngoài ra khi ho nhiều có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.
Chăm sóc trẻ nôn ói.
- Cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên như vậy để tránh để đờm dải chảy ngược vào trong cơ thể bé. Sau đó làm sạch chất nôn ở miệng, mũi trẻ, lau khô chất nôn trên người trẻ bằng khăn mềm và nước ấm, thay quần áo cho trẻ
- Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ
- Nếu trẻ nôn nhiều , kèm theo các triệu chứng như là mắt trũng, ngủ li bì, bỏ ăn bỏ bú, thì cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay.
2. Điều trị bệnh có dùng thuốc
Điều trị chứng bệnh thì chủ yêu bác sĩ sẽ cho các loại thuốc để giảm ho, giảm sốt, thuốc long đàm, hoặc là sử dụng máy xông khí dung để làm thông thoáng đường thở cho bé. Sử dụng thuốc chống viêm tại chỗ,…
Đối với trừng hợp bệnh mà do vi khuẩn gây ra thì bác sĩ sẽ có chỉ định cho dùng kháng sinh, kháng viêm.
Một số biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc do thay đổi thời tiết, bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì vậy cần phải có biện pháp phòng bệnh cho trẻ như sau
- Tiêm chủng đầy đủ cho bé theo chương trình quốc gia.
- Không nên cai sữa quá sớm, cho bú mẹ ít nhất cũng phải tới 18 tháng.
- Hạn chế cho bé đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ ấm cơ thể cho bé khi đi ra đường.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, tránh những nơi ẩm thấp.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ mọi dưỡng chất theo từng độ tuổi của trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Trên đây là những chia sẽ về các biện pháp phòng bệnh, cách trị bệnh cho trẻ khi bị viêm nhiễm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay khi có dấu hiệu bất thường như sốt cao, ho nhiều, nôn kéo dài, khó thở, thở co lõm ngực, tiêu chảy…để được thăm khám chính xác cũng như điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với trẻ.