2 cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

0
844
Lam dua mon ngon 6
Lam dua mon ngon 6
94 / 100

Dưa món được làm từ nhiều loại rau củ quả, có thể ăn kèm bánh chưng, bánh tét hoặc món ăn kèm trong những bữa ăn ngày Tết. Tuy đơn giản nhưng để làm thành công và ngon thì không phải dễ đâu nha. Hôm nay chúng ta cùng nhau vào bếp làm dưa món nhé!

Dưa món là món ăn dẫn dã, nhưng rất ngon

Dưa món thường sử dụng các loại rau củ được ngâm nước muối trộn thêm với một số gia vị khác trong vài ngày để vi khuẩn lên men làm “chín” rau củ và tạo vị chua. Đây là món ăn có lợi cho sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn cũng như cung cấp hàm lượng chất xơ, vitamin trong rau củ dồi dào cho cơ thể.

Mặc dù dưa món có lợi như vậy nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Người bị dạ dày hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa, người bị huyết áp cao, tim mạch không nên ăn do lượng muối trong món ăn này quá nhiều, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Không nên ăn dưa món khi còn xanh (tức là dưa chưa chua, có vị hăng, cay) sẽ tiết ra nhiều chất dễ gây ung thư.
  • Chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn nhiều quá ảnh hưởng tới dạ dày và khi ăn nên ăn kèm với các món ăn khác.
  • Nếu không ăn được chua, bạn có thể rửa qua nước đun sôi để nguội để giảm độ chua và vị mặn của dưa.
  • Nếu ăn thừa nên bảo quản riêng trong hộp, lọ có nắp đậy kín, tránh đổ vào vại dưa chưa sử dụng sẽ lên mốc, gây hỏng.
  • Nếu muốn ăn dưa sổi chỉ nên ăn trong vòng 1,5 tiếng kể từ thời điểm bắt đầu muối, tránh phát sinh chất độc không tốt cho sức khẻo của bạn.
2 cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

2 cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

1. Làm dưa món thập cẩm

Nguyên liệu làm dưa món thập cẩm

  • Cà rốt 2 củ
  • Dưa leo 2 trái
  • Đu đủ xanh 1 trái
  • Su hào 2 củ
  • Củ kiệu 200 gr
  • Ớt 5 trái
  • Tỏi 1 củ
  • Nước mắm 375 ml
  • Giấm trắng 125 ml
  • Đường 375 gr
  • Muối 1 ít
2 cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

Cách chế biến dưa món thập cẩm

Sơ chế rau củ

Bào sạch vỏ và rửa sạch phần cà rốt, củ cải trắng, đu đủ xanh và su hào. Đu đủ xanh bỏ phần hạt.

Tỏi lột bỏ và rửa sạch. Ớt cắt thành miếng to.

Củ kiệu bạn ngâm trong nước muối pha loãng qua đêm, sau đó đem cắt gốc, cắt ngọn và bóc vỏ lụa.

Cà rốt cắt thành từng lát dày khoảng đồng xu. Các nguyên liệu củ cải, su hào, đu đủ xanh và cà rốt, bạn cắt sợi dày khoảng 1 ngón tay út.

Ngâm rau củ

Trong thau, bạn pha 1 lít nước lọc cùng 2 muỗng cà phê muối ăn, khuấy đều để muối tan.

Cho phần cà rốt, đu đủ xanh, dưa leo, tỏi và ớt vào và ngâm khoảng 20 phút.

Do củ cải trắng có mùi hăng hơn, bạn ngâm củ cải trong thau nước muối pha loãng riêng trong khoảng 30 phút.

Rau củ sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt ra, rửa sạch lại với nước và để ráo.

Phơi khô rau củ

Rau củ sau khi ráo nước, bạn trải đều ra khay (hoặc rổ) và phơi dưới trời nắng khoảng 1 ngày đến khi rau củ săn lại còn khoảng 70% khối lượng ban đầu.

Để khử trùng sau khi khi phơi xong, bạn ngâm rau củ trong 1 lít nước pha với 1 muỗng cà phê muối, đảo đều khoảng 30 giây rồi vớt ra để thật ráo nước.

Pha nước mắm ngâm

Bắc nồi lên bếp, bạn cho vào 375ml nước mắm, 375gr đường, 125ml giấm trắng và 125ml nước lọc rồi khuấy đều. Đun sôi hỗn hợp đến khi đường tan hết thì tắt bếp để nguội hoàn toàn.

Ngâm dưa món

Trong hũ thủy tinh, bạn cho vào 1 lớp rau củ phơi khô xen kẽ 1 lớp tỏi, ớt và củ kiệu. Lặp lại các lớp tới khi dùng hết phần nguyên liệu.

Cho nước mắm để nguội vào vừa đủ để xâm xấp phần rau củ. Dùng miếng nhựa để nén phần rau củ xuống. Ngâm rau củ trong khoảng 3 ngày ở nơi thoáng mát là có thể dùng được.

2 cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

Thành phẩm

Dưa món khi hoàn thành sẽ có màu sắc tươi đẹp mắt. Rau củ phơi đúng cách sẽ không bị thâm hay héo và vẫn giữ được độ giòn. Gia vị nước ngâm được pha đúng tỉ lệ sẽ giúp dưa món thấm đều vị và ngon miệng.

Dưa món sẽ là thức ăn kèm tuyệt vời cho các món bánh chưng, bánh tét, giúp cân bằng khẩu vị và chống ngán trong những ngày Tết sắp đến.

2. Cách làm dưa món ngâm giấm ăn liền

Nếu bạn đang muốn ăn dưa món mà không mất thời gian ngâm thì hãy tiến hành làm theo cách sau đây.

Nguyên liệu

  • 700ml giấm gạo
  • 700ml nước
  • 200g đường
  • Các loại rau củ: Đu đủ, cà rốt, củ cải trắng, củ su hào, củ kiệu, hành tím (số lượng tùy theo ý thích), nếu thích ăn cay có thể cho thêm ớt
  • Hũ thủy tinh
2 cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

Cách thực hiện

Bước 1: Làm hỗn hợp ngâm dưa món

Bạn cho 200g đường, 700ml giấm gạo cùng 700ml nước vào nồi rồi đun hỗn hợp trên bếp gas. Vừa đun vừa khuấy đều đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Để hỗn hợp cho thật nguội.

Bước 2: Ngâm dưa món

Rau củ lột vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ vừa ăn. Ngâm rau củ với nước muối pha loãng trong vòng 20 phút rồi rửa lại với nước. Lặp lại bước này khoảng 1-2 lần để rau củ bớt hăng.

Sau đó cho rau củ vào hũ thủy tinh sạch, khô ráo. Sau đó, tiến hành đổ hỗn hợp giấm đường đã làm vào, sao cho ngập hết phần rau củ nhé. Ngâm dưa món trong hũ khoảng 2 tiếng là có thể thưởng thức. Với cách làm này, nếu ngâm dưa món lâu hơn thì sẽ thấm vị và ngon hơn.

BƯớc 3: Thành phẩm

Vậy là chỉ sau 2 tiếng chúng ta đã có ngay dĩa dưa món chua ngọt giòn giòn cực ngon. Bạn có thể ăn dưa góp ăn với nem hay các món nướng sẽ giúp món ăn thêm ngon và đỡ ngấy hơn nhé.

2 cách làm dưa món ngon cho ngày Tết

Cách bảo quản và thời gian bảo quản dưa món

Dùng hũ thủy tinh thay vì hũ nhựa sẽ giúp dưa món có hương vị ngon và bảo quản được lâu hơn.

Sau khi hoàn thành, bạn bảo quản dưa món ở ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản được 1 tháng.

Nếu không cất trong tủ lạnh, bạn có thể giữ dưa món ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời có thể giữ được khoảng 2 tuần.

Vì sao dưa món lại bị đổ nhớt

Dưa món là món ăn được nhiều người yêu thích bởi chúng hợp khẩu vị và ăn kèm với thịt cá sẽ không ngấy. Vì thế mà nhiều chị em nội trợ thích chế biến chúng tại nhà để đảm bảo sức khỏe hơn. Tuy nhiên nhiều người lại gặp phải tình trạng là dưa món nhanh bị nhớt và nổi váng. Vậy làm thế nào để bảo quản được lâu thì hãy tham khảo những mẹo dưới đây nhé.

Trước hết nếu muốn bảo quản lâu thì nước ngâm bạn không nên làm quá nhạt. Khi nấu bạn nên nêm vừa ăn hoặc hơi mặn một chút.

Khi cho nguyên liệu vào hũ, hũ ngâm phải đảm bảo đã được rửa sạch và khô hẳn.

Trong quá trình ăn, bạn nên dùng đũa sạch, không dính nước lạnh để gắp dưa món trong hũ. Sau đó, luôn để dưa món trong trạng thái ngập nước và bảo quản nơi thoáng mát.

Trường hợp nếu thấy dưa món quá mặn thì bạn cũng không được pha thêm nước lạnh nhé. Điều này sẽ khiến chúng nhanh nổi váng.

Do đó trong quá trình làm dưa món thì các bạn nên chú ý nhé, đừng để xảy ra tình trạng dưa bị chua hay bị đổ nhớt. Cách để dưa món lâu bị chua và lên men nhất là để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc làm chua dưa món.

Bạn nên nhớ là trước khi để vào tủ lạnh có thể bỏ bớt phần nước ngâm dưa món để làm chậm quá trình lên men hơ

Trên đây là 2 cách làm dưa chua ngọt giòn ngon nhâm nhi ngày Tết mà mình giới thiệu đến bạn. Chúc bạn thành công và có thêm món ăn ngon tuyệt vời cho gia đình mình nhé.