10 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

0
575
Tac dung cua dua doi voi suc khoe 5
Tac dung cua dua doi voi suc khoe 5
94 / 100

Sau đây mình xin kể đến 10 tác dụng của dứa dối với sức khỏe con người, một vài lưu ý khi sử dụng dứa sao cho đúng. Mời các bạn cũng theo dõi nhé!

Thành phần dinh dưỡng có trong quả dứa

Dứa là trái cây nhiệt đới, giàu vitamin, enzyme và chất chống oxy hóa. Dứa có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, tác dụng của dứa còn hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu và giúp xương luôn chắc khỏe.

10 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Một quả dứa tươi chứa khoảng:

  • 82 calo
  • 0,2 g chất béo
  • 2 mg Natri
  • 21,65 g Carbohydrate (bao gồm 16 g đường và 2,3 g chất xơ)
  • 0,89 g Protein
  • Vitamin C 131%
  • Mangan 76%
  • Vitamin B6 9%
  • Đồng 9%
  • Thiamin 9%
  • Kali 5%
  • Magiê 5%
  • Folate 7%
  • Niacin 4%
  • Axit pantothenic 4%
  • Riboflavin 3%
  • Sắt 3%

Dứa đặc biệt giàu vitamin C và Mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Do đó, sử dụng Dứa thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và chống lại nhiều bệnh lý.

7 tác dụng của dứa đối với sức khỏe và sắc đẹp con người

Ngoài công dụng là thức uống giải khát và là nguyên liệu trong ẩm thực hàng ngày, dứa còn có rất nhiều công dụng khác rất khi sử dụng. Điển hình như:

1. Tác dụng của dứa là tăng cường hệ miễn dịch

Công dụng của quả dứa thơm đầu tiên phải nhắc đến vai trò là chất tăng cường hệ miễn dịch vô cùng hữu hiệu. Trong dứa có chứa đến 130% vitamin C, ngăn cản các virus gây bệnh, kích thích bạch cầu, chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của các gốc tự do.

Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn khoảng 100 – 200 gram dứa chín tươi để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

10 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

2. Tác dụng của sứa là cải thiện sức khỏe cho xương

Trái dứa cũng được nghiên cứu rất giàu canxi – một chất cực kỳ có lợi giúp phục hồi và tăng cường sự chắc khỏe tốt nhất cho xương, không bị thoái hóa dần theo thời gian.

Cách thực hiện: Chọn những quả dưới tươi, gọt vỏ, bỏ mắt và ép lấy nước uống, mỗi ngày khoảng 200ml nước ép dứa nguyên chất.

3. Tác dụng của dứa là giảm căng thẳng

Dứa chứa nhiều vitamin B, rất tốt cho não bộ và hoạt động của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, sử dụng Dứa thường xuyên được cho là giúp cơ thể chống lại căng thẳng, lo âu và stress.

4. Tác dụng của dứa là hỗ trợ làm giảm cục máu đông

Bromelain trong dứa có thể giúp làm giảm đông máu quá mức. Các nhà khoa học khuyến cáo những người thường xuyên sử dụng máy bay, tiếp viên hàng không và người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông, nên thường xuyên sử dụng dứa.

5. Tác dụng của dứa là tăng cường sức khỏe của mắt

Một tác dụng của dứa cũng đã được chứng minh đó là tăng cường thị lực cho con người. Chất beta – carotene trong trái dứa sẽ ngăn cản, trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, giúp mắt sáng và khỏe kể cả khi bạn đã bước sang tuổi trung niên.

Để tăng cường thị lực bằng dứa, bạn có thể ăn trực tiếp múi dứa sau khi đã làm sạch vỏ và mắt hoặc ép lấy nước uống đều rất hiệu quả.

10 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao, dứa có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực và các vấn đề liên quan đến lão hóa.

Ngoài ra, dứa chứa nhiều Beta Carotene. Đây là một khoáng chất cần thiết cho thị lực và giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.

6. Tác dụng của dứa là hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 được khuyến khích tiêu thụ nhiều chất xơ để làm giảm lượng đường huyết. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được cho là nên bổ sung chất xơ để cải thiện lượng đường trong máu, Lipid và Insulin.

Một quả dứa cung cấp khoảng 13 g chất xơ, gần bằng với lượng chất xơ cần thiết cho người trưởng thành. Do đó, bệnh nhân tiểu đường có thể thường xuyên bổ sung loại trái cây này để cải thiện các triệu chứng bệnh.

7. Tác dụng của dứa là cải thiện hệ thống tiêu hóa

Dứa chứa nhiều chất xơ và nước. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, dứa cũng rất giàu Bromelain. Đây là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa Protein. Tuy nhiên, Bromelain cũng làm giảm các tế bào miễn dịch viêm và làm hỏng lớp lót đường tiêu hóa.

10 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

8. Tác dụng của dứa là tăng cường khả năng sinh sản

Các chất chống oxy hóa trong dứa có thể hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản. Bởi vì các gốc tự do có thể gây tổn thương và làm mất chức năng của hệ thống sinh sản. Do đó, các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như dứa, thường được khuyến khích ở những người cố gắng thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.

Ngoài các chất chống oxy hóa, các vitamin C, khoáng chất đồng, kẽm, Folate và Beta Carotene đều có khả năng cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.

9. Tác dụng của dứa là làm đẹp da, giữ dáng

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của dứa rất tốt cho da và dáng vóc. Cụ thể, dứa sẽ giúp da bạn mờ thâm nám, lành sẹo mụn, ngăn ngừa lão hóa, sáng hồng và tẩy tế bào chết, bụi bẩn vô cùng hiệu quả. Ngăn nguy cơ béo phì giúp dáng vóc thon gọn và cuốn hút.

Cách thực hiện: Cách đơn giản nhất bạn nên áp dụng đó là gọt, bỏ mắt dứa thái miếng thật mỏng hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn lấy bã đắp lên mặt kết hợp với 300ml nước ép dứa mỗi ngày. Sau khoảng 3 tuần, bạn sẽ thấy các tác dụng trên phát huy rõ rệt.

10 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

10. Tác dụng của dứa là ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc dày hơn

Dứa có đặc tính chống oxy hóa và vitamin C. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc.

Chiết xuất dứa có thể thoa lên da đầu để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho các nang tóc. Việc này giúp tóc phát triển tốt hơn, dày hơn và bóng mịn hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng dứa

Mặc dù tác dụng của dứa đối với sức khỏe con người rất nhiều, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên dứa cũng chứa cũng chứa hàm lượng Carbohydrate và đường cao. Do đó, khi sử dụng dứa cần sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh làm tăng lượng đường trong máu.

Dứa có thịt mềm, ăn quá nhiều có thể dẫn đến đau miệng, môi, lưỡi và má. Tình trạng này có thể tự cải thiện trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu người dùng bị khó thở, nổi mề đay mẩn ngứa hoặc khó thở, cần đến bệnh viện ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu dị ứng dứa.

10 tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Dứa chứa nhiều Vitamin C. Việc tiêu thụ quá nhiều Vitamin C có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc ợ nóng.

Lượng Bromelain cực cao trong dứa cũng có thể gây phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy và chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.

Những người dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc chống co giật, thuốc Benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm ba vòng nên cẩn thận không ăn quá nhiều dứa. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Ăn dứa chưa chín có thể gây ngộ độc dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng. Ngoài ra, nên tránh ăn lõi dứa, bởi vì các sợi xơ của Dứa có thể gây cản trở hệ thống tiêu hóa và đầy hơi chướng bụng.

Các chất dinh dưỡng và khoáng chất của dứa có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, bao gồm cải thiện hệ thống tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư, cải thiện hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, khi sử dụng dứa cần chú ý về liều lượng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hy vọng sau khi tham khảo những thông tin trên thì bạn sẽ biết thêm nhiều về tác dụng của dứa, tốt cho sức khỏe như thế nào. Cũng như biết cách sử dụng dứa làm sao cho đúng liều lượng, đúng cách để tốt cho sức khỏe bản thân nhé!