- Làm sao để tìm cách xử lý khi trẻ ăn vạ là điều khiến cho rất nhiều phụ huynh đau đầu suy nghĩ. Bởi ăn vạ là hành vi tiêu cực, là tình huống thường gặp khi trẻ không đạt được mục đích mà mình mong muốn.
- Lúc này trẻ sẽ làm mọi cách như khóc lóc, la hét, thậm chí có bé còn nằm lăn ra đất…để được ba mẹ chú ý và đáp ứng yêu cầu của mình. Vậy làm sao để xử lí tình huống tiêu cực này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu 5 cách xử lý sau đây nhé.
Lý do vì sao trẻ hay ăn vạ.
1. Do tính cách của trẻ.
- Trẻ con thì mỗi bé 1 tính cách khác nhau, có bé thì thích nhẹ nhành, mềm mỏng, có bé lại mạnh mẽ, cũng có bé lại yếu đuối thích được che chở và bảo vệ. Với mỗi tính cách khác biệt mà các bé có những phản ứng với mọi vấn đề sự việc.
2. Xuất phát từ sự đòi hỏi của bản thân.
- Khi bé thích một món đồ gì đó mà không được đáp ứng thì bé cũng sẽ dỡ thói khóc lóc, ăn vạ, có bé lại nằm lăn ra đất chỉ để ba mẹ đáp ứng theo yêu cầu của mình.
Hay đơn giản bé đang buồn ngủ, đói bụng, khát nước nhưng ba mẹ chưa xử lý kịp cũng khiến bé dỡ thói ăn vạ vì đơn giản là bé không đủ bình tĩnh dể giải quyết vấn đề.
3. Do tác động bởi môi trường xung quanh.
- Do bạn dành mất món đồ chơi mình thích, bạn trêu chọc mình hoặc cũng có thể do người lớn chọc ghẹo bé…. Ôi muôn vàn lí do để trẻ dỡ thói ăn vạ mọi lúc, mọi nơi.
- Vậy cách xử lý khi trẻ ăn vạ là gì ? Phải làm như thế nào để chấm dứt tình trạng trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp nhé.
Các cách xử lý khi trẻ ăn vạ.
1.Làm ngơ trước sự giận dỗi vô cớ của con trẻ.
Có 1 sự thật là ba mẹ thường mất bình tĩnh khi con có những biểu hiện tiêu cực và tỏ ra quan tâm, dỗ dành và giải thích cho con. Vô tình khiến cho trẻ có suy nghĩ là những hành động đó của trẻ là đúng đắn và sẽ tiếp tục.
- Bạn hãy thử phớt lờ trước những hành vi tiêu cực đó của trẻ, để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng, không làm gì hết. Việc của bạn là hãy ở gần bé, quan sát bé và đảm bảo rằng bé con vẫn được an toàn.
- Chắc chắn một điều là con sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc cơn giận dỗi của bé đã lắng xuống bạn hãy lại gần và bày ra một vài trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.
2. Nói chuyện với bé.
- Lúc cơn ăn vạ của bé đã qua đi, mẹ hãy nói chuyện với bé về sự việc vừa xảy ra.
- Tìm hiểu ngay lí do vì sao lúc nãy con đã phản ứng như thế ? Có phải vì món ăn mẹ làm con không thích ? Kèm theo đó là một lời xin lỗi, khi bạn hỏi thì bé sẽ có cơ hội bày tỏ cảm xúc và chắc chắn sẽ dễ chịu hơn.
3. Hãy thể hiện sự yêu thương đối với trẻ.
- Một khi con đã bình tĩnh lại và bạn đã có cơ hội nói chuyện với con về việc ăn vạ của bé, giải thích cho bé biết làm như thế là không hay.
- Sau đó hãy ôm con vào lòng và nói cho con biết rằng mẹ rất yêu con, làm như vậy cũng là cách cũng cố lại tâm lí cho trẻ, để trẻ biết rằng mình không bị bỏ rơi.
- Hãy nhớ khen thưởng cho hành vi tốt, tặng cho con món bánh hình thú yêu thích, đó cũng là cách khích lệ tinh thần để con làm những việc tốt, tránh đi những hành vi tiêu cực.
4. Không để người khác xen vào giữa.
- Thường thì khi con trẻ dỡ thói ăn vạ, trong gia đình thường có ông hoặc bà xót cháu nên hay đáp ứng yêu cầu của trẻ, dỗ trẻ để trẻ hết khóc lóc, ăn vạ. Việc làm này vô tình sẽ khiến bé tái diễn ở những lần sau.
- Bạn nên thống nhất quan điểm với các thành viên trong gia đình, khi trẻ con có những hành vi tiêu cực thì không nên bênh vực hay dỗ dành bé. Như vậy thì cách xử lý khi trẻ ăn vạ bạn đã đề ra trước đo mới mong có kết quả tốt về sau.
5. Áp dụng hình phạt với trẻ.
Đôi khi ba mẹ cũng cần phải có một vài hình phạt dành cho trẻ, và hình phạt hay được áp dụng nhất là cho bé đứng úp mặt vào tường đối với trẻ lớn trong vòng 1-5 phút. Như vậy cũng giúp bé bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề.
Còn với trẻ nhỏ thì bạn phạt con không cho ngồi vào ghế đẹp để ăn cơm, vì hành vi của con không đẹp….
Nhưng nhớ để ý bé và đảm bảo rằng bé vãn được an toàn ba mẹ nhé.
Một vài lưu ý cho ba mẹ về cách xử lý khi trẻ ăn vạ.
Thực ra thì việc trẻ giận dỗi, khóc lóc, la hét, ăn vạ là điều mà không ba mẹ nào mong muốn. Nhưng xét cho cùng thì đây cũng là biểu hiện tâm lí bình thường của trẻ vì nhiều bé chưa biết cách dùng ngôn ngữ để diễn đạt điều mình muốn, vì thế mà các con chọn cách gây sự chú ý là la hét, khóc lóc, việc mà bạn cần phải làm đó là
- Giữ bình tĩnh, không nên la hét, đánh đập hay cố giải thích gì với bé lúc này cả. Vì mọi thứ đều vô nghĩa.
- Phải kiên quyết và cứng rắn với bé, không đáp ứng bất cứ điều gì cho trẻ trong lúc này.
- Nếu có thể hãy chú ý quan sát trẻ để nhận biết sớm những dấu hiệu căng thẳng ở trẻ để xử lí kịp thời, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, không để xảy ra thường xuyên sẽ trở thành thói quen xấu cho trẻ.
Trên đây là 5 cách xử lý khi trẻ ăn vạ mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc, hi vọng sau khi áp dụng các phương pháp trên thì vấn đề sẽ được cải thiện hơn.