1. Lựa chọn nồi cơm điện theo dung tích
Muốn lựa chọn nồi cơm phù hợp thì bạn cần phải biết số lượng chính xác thành viên trong gia đình mình. Đương nhiên rằng khi mua bạn vẫn cần phải chọn 1 chiếc nồi có dung tích lớn hơn so với nhu cầu thực tế bởi đôi khi nhà có khách đến chơi. Căn cứ theo số lượng thành viên trong gia đình bạn có thể lựa chọn các loại dung tích nồi như sau:
– Từ 1 – 2 người nên chọn loại 0,8 lít – 1,5 lit
– Từ 2 – 4 người nên chọn loại từ 1 lít – 2 lít
– Từ 4 – 6 người nên chọn loại 1,5 lít – 2,2 lít
– Từ 6 – 8 người nên chọn loại 2 lít – 3 lít
– Từ 8 người trở lên bạn có thể lựa chọn những loại có dung tích lớn hơn 4 lít.
2. Chất liệu của nồi con
Nồi con là bộ phận nằm bên trong của một chiếc nồi cơm điện. Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá được độ ngon của cơm sau khi nấu. Chính vì thế, thay vì lựa chọn một chiếc nồi có vẻ ngoài đẹp mắt thì hãy chú trọng đến chất liệu của chiếc nồi con. Hiện nay, các loại nồi cơm điện thường có các loại nồi cơn phổ biến như là:
– Nồi làm từ hợp kim nhôm khá nhẹ, giá cả phải chăng, khả năng đun nóng nhanh nhưng nhược điểm lớn đó là rất nhanh nguội.
– Nồi được sản xuất từ hợp kim nhôm tráng men chống dính giúp cơm sau khi nấu không dính đáy nồi, dễ vệ sinh nhưng cũng mang các đặc điểm của nồi hợp kim nhôm như trên và hơn hết là lớp chống dính thường không bền theo thời gian, chúng sẽ bị mất dần trong quá trình sử dụng.
– Nồi con được làm từ gang có tráng men, có lớp chống dính thường có giá thành cao hơn, nặng hơn nhưng khả năng giữ nhiệt tốt hơn và cho cơm nấu ngon hơn.
– Nồi làm từ inox không được phổ biến như 3 loại trên nhưng lại cực kỳ bền, tuổi thọ dài chỉ có nhược điểm là khả năng dẫn nhiệt kém.
Khi lựa chọn chất liệu của nồi con bạn cũng nên chú ý đến việc có nên sử dụng loại nồi có chống dính hay không. Đối với nồi không chống dính có ưu điểm là cực kỳ an toàn với sức khỏe nhưng lại khó vệ sinh thường xuyên. Ngược lại thì với nồi chống dính bạn có thể dễ dàng chùi rửa nhưng lớp chống dính lại có chứa những thành phần gây hại cho sức khỏe của bạn.
3. Tiêu chí về chức năng của nồi, công nghệ sử dụng và các phụ kiện đi kèm
Ngoài việc nấu cơm nồi cơm điện còn được sử dụng với một vài mục đích khác như là làm bánh, nấu cháo, ninh xương… Vì thế mà bạn cũng nên quan tâm đến các tính năng khác mà một chiếc nồi cơm điện sở hữu. Những tính năng mở rộng như là hẹn giờ, hầm, nấu nhanh, nấu chậm… của một chiếc nồi cơm cũng khá cần thiết đối với cuộc sống gia đình.
Công nghệ mà các loại nồi cơm hiện nay đang sử dụng thường là công nghệ nấu Fuzzy Logic, công nghệ nấu 2D, công nghệ 3D.
Các loại nồi cơm đều có phụ kiện đi kèm đó là thìa lấy cơm, cốc đong, xửng hấp nhựa. Khi mua hàng bạn cũng nên kiểm tra đến các loại phụ kiện này và hỏi người bán nếu như trong nồi không có sẵn.
3. Thương hiệu của sản phẩm
Thương hiệu của sản phẩm chính là yếu tố mà nhiều người tiêu dùng xem xét trước tiên. Với các thương hiệu lớn thường người dùng sẽ xem xét đến các model mới nhất cùng với các tính năng mà chúng sở hữu để quyết định mua hay không. Với các thương hiệu chưa nổi tiếng nhưng lại có giá thành phải chăng và chất lượng ổn thì hãy tham khảo thêm ý kiến từ người thân, bạn bè hoặc bạn có thể tìm kiếm thêm những thông tin về sản phẩm thông qua internet.
4. Giá thành của sản phẩm
Giá của nồi cơm điện hiện nay cực kỳ đa dạng bởi sự ra đời của nhiều mẫu mã mới, nhiều thương hiệu mới. Từ 300.000 cho tới 20 triệu đồng, bạn có thể mua được cho gia đình mình những chiếc nồi phù hợp với túi tiền của mình. Thường với những loại nồi đắt tiền người dùng sẽ luôn xem xét đến độ bền của sản phẩm có lâu dài không, cơm nấu có ngon hay không. Đối với các loại nồi giá rẻ thì nguy cơ bị hỏng nhanh là khá cao. Vì thế mức giá phù hợp cho một chiếc nồi cơm điện mà các gia đình thường lựa chọn hiện nay dao động từ 500.000 – 1.000.000 đồng – một mức giá được đánh giá là chấp nhận được so với độ bền và thương hiệu của các sản phẩm.
Mua nồi cơm điện chính là cách mang đến cho bạn và gia đình một bữa cơm ngon mỗi ngày. Vì thế hãy cân nhắc đến mọi tiêu chí như trên để có thể tìm kiếm một sản phẩm phù hợp với nhu cầu, ngân sách, mức độ sử dụng… của chính mình bạn nhé!