7 cách dùng đường phèn trị bệnh rất hiệu quả

0
419
Bai thuoc tri benh tu duong phen 5
Bai thuoc tri benh tu duong phen 5
90 / 100

Dùng đường phèn để trị ho, trị viêm họng khá là hiệu quả. Vậy cụ thể đường phèn được làm từ gì? Công dụng của nó đối với sức khỏe con người? Cùng tìm hiểu thêm nhé!

Đường phèn được làm từ gì?

Nguyên liệu chính tạo ra đường phèn là mía, củ cải, cây cọ hoặc cây thốt nốt… Trong thành phần của đường phèn có chứa saccharose cùng một số nguyên tố vi lượng góp phần trong quá trình phân giải thành đường fructose và glucose.

Đường phèn thường được sử dụng để thay thế cho đường tinh luyện và được coi là tốt cho sức khỏe, ít đường hơn so với đường trắng.

Bản chất đường phèn trông giống như một tinh thể đường lớn và có kết cấu cứng. Loại đường đá này thường có hai màu, trắng trong và màu caramel (vàng nhạt hoặc nâu sẫm). Chúng được đóng gói và bán dưới dạng đường kết tinh hoặc đá hình vuông. Loại đường này chứa ít calo hơn so với đường trắng tinh luyện.

Bai thuoc tri benh tu duong phen 1

Hàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn

1 thìa cà phê (4 gam) đường phèn chứa:

Lượng calo: 25
Chất đạm: 0 gram
Chất béo: 0 gram
Carbohydrate: 6,5 gam
Chất xơ: 0 gram
Đường: 6,5 gam

Đường cung cấp một nguồn năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, nhưng nó lại không cung cấp bất kỳ lượng vitamin hoặc khoáng chất đáng kể nào.

Đường phèn có tác dụng gì đối với sức khỏe

Đường phèn có công dụng vô cùng bất ngờ đối với sức khỏe, nó có thể giúp trị ho, tốt cho tim mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ chữa lao phổi…

Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hoá.

Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều đến việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh rất hiệu quả.

Một số bài thuốc trị bệnh từ đường phèn

Ăn đường phèn đúng cách với hàm lượng phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn. Quá trình kết tinh và tái kết tinh của đường phèn giúp nó dễ tiêu hóa và để lại tác dụng giải nhiệt cho cơ thể.

Vậy đường phèn có thể chữa được bệnh gì? Cách dùng ra sao? Hãy cùng tham khảo một vài bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ đường phèn mà chúng tôi chia sẽ dưới đây.

1/ Trị ho do thời tiết

20 gr vỏ quít, 100 gr đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quít thật chín. Dùng cả nước và cái để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.

Bạn có thể lấy một ít đường phèn cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn) cho vào chén, đem hãm với nước sôi để uống trị cảm ho do thời tiết.

Hay 10 trái táo, 5 lát gừng tươi đem nấu chung với một ít đường phèn cho trường hợp cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.

7 cách dùng đường phèn trị bệnh rất hiệu quả

2/ Kích thích tiêu hóa

Quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch, dùng khoảng 50 gr cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước (750 ml) nấu còn lại 1 chén, gạn bỏ bã, lấy nước dùng, có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

3/ Bổ khí huyết, tốt cho tim

30 gr đường phèn, 50 gr hạt sen, 10 gr nhân sâm, 100 gr gạo nếp loại ngon. Chế biến: hạt sen bỏ tim, rồi cùng các nguyên liệu trên cho vào nồi đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này rất tốt cho tim, có công dụng bổ khí huyết.

4/ Hạ huyết áp

Lấy một ít đường phèn cùng 50 gr hoa cúc khô (rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi cùng lượng nước vừa dùng nấu đến sôi, nấu thêm 10 phút, để nguội, sau đó gạn lấy nước, rồi cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có công dụng hạ huyết áp.

7 cách dùng đường phèn trị bệnh rất hiệu quả

Hoặc 1 kg rau cần tươi, một lượng đường phèn vừa đủ.

Chế biến: rửa sạch rau cần, giã nhỏ, hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn sau đó đem vắt lấy nước. Đường phèn cho vào nồi nước nấu cho tan ra rồi hòa đều với nước rau cần để dùng. Cách dùng này cũng có công dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt.

5/ Hỗ trợ điều trị viêm, xơ gan

Những người bị viêm gan, xơ gan có thể dùng 20 gr đường phèn, 30 gr hồng táo, 20 gr đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng một tháng nếu giảm bệnh thì nghỉ một tháng rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.

6/ Chữa lao phổi

Ngày xưa, dân gian dùng hoa kim phượng (có người còn gọi là bông điệp) thường được trồng ở sân nhà, đem chưng cách thủy với đường phèn, rồi để ngoài trời lấy qua sương đêm, độ 3 – 4 giờ sáng uống sẽ có công dụng trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.

7/ Trị sốt nóng

Bí đao 100-200g, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè.. rồi uống trong ngày.

7 cách dùng đường phèn trị bệnh rất hiệu quả

Tác hại của đường phèn

Mặc dù đường phèn có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ cơ thể mắc những chứng bệnh như: Tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ… Hơn nữa, đối với các bệnh nhân tiểu đường, tác hại của nó tương tự như đường cát. Bởi lẽ, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đường phèn có lợi với người tiểu đường. Vì thế, cách tốt nhất là người bệnh không nên sử dụng quá nhiều.

  • Mặc dù đường có vị trí quan trọng trong chế độ ăn uống của bạn nhưng lợi ích về sức khoẻ của nó lại bị hạn chế. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày cần được điều chỉnh cẩn thận. Theo khuyến nghị của USDA về chế độ ăn uống khỏe mạnh, tổng lượng calo hàng ngày không quá 10% đến từ đường.
  • Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo chế độ ăn uống có ít hơn 6 thìa cà phê đường mỗi ngày đối với phụ nữ và ít hơn 9 thìa cà phê đường mỗi ngày đối với nam. Nghiên cứu cho thấy, người dân Mỹ trung bình ăn 17 thìa cà phê đường mỗi ngày, tương đương với khoảng 26 kg đường mỗi năm. Có rất nhiều bằng chứng từ nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, tiêu thụ quá nhiều đường góp phần làm tăng cân và hậu quả cuối cùng là dẫn đến béo phì. Ngoài ra, rõ ràng béo phì liên quan đến một số tình trạng sức khoẻ chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch chuyển hóa và cao huyết áp,…
  • Bên cạnh việc có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, tiêu thụ nhiều đường còn có thể gây sức khoẻ răng miệng kém. Mặc dù không trực tiếp gây hại cho răng nhưng nó là nguồn thức ăn cho vi khuẩn ăn đường bám vào răng để tạo thành các mảng bám. Mảng bám tạo điều kiện cho các vi khuẩn tồn tại trên răng trong một thời gian dài. Hơn nữa, các sản phẩm độc hại khác do vi khuẩn tiết ra có thể xâm nhập vào mô nướu trong răng và gây ra tình trạng viêm nướu. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể chuyển sang một tình trạng nghiêm trọng hơn đó là viêm nha chu, hậu quả có thể dẫn đến tiêu xương và mô xung quanh răng.
7 cách dùng đường phèn trị bệnh rất hiệu quả
  • Ăn nhiều đường còn có thể dẫn đến những bệnh về tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa chế độ ăn nhiều đường và nguy cơ tử vong do bệnh tim. Các nghiên cứu này đã chỉ ra, chế độ ăn nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim. Một nghiên cứu dài hạn cho kết quả thấy rằng, những người tiêu thụ 17 – 21% lượng calo hàng ngày dưới dạng đường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 38% những người khác.
  • Từ những lý do trên, chúng ta cần phải cân nhắc cẩn thận lượng tiêu thụ theo ngày khi sử dụng đường phèn cũng như các loại đường khác. Những người tiêu thụ lượng đường nhiều hơn khuyến cáo trong 1 ngày có thể dẫn đến những vấn đề sức khoẻ không mong muốn trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Những hậu quả này có thể tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. Do đó mỗi chúng ta nên có kế hoạch, định lượng cụ thể để không lạm dụng đường qúa mức cho phép nhé.

Trên đây là 7 bài thuôc trị bệnh từ đường phèn, chị em nên lưu lại nếu có lỡ cần dùng đến thì nhớ áp dụng nhen. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe.