5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách

0
751
5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách
5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách
90 / 100

Vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách giúp bạn rút ngắn được thời gian, công sức, cũng như sẽ nâng cao được tuổi thọ của sản phẩm. Vậy bạn đã biết các bước vệ sinh nồi lẩu điện chưa? Nếu chưa thì tham khảo phần dưới bài viết này nhé!

Nồi lẩu điện là gì?

Nồi lẩu điện là thiết bị để nấu thức ăn, giúp bạn chế biến các món ăn nhanh chóng, tức thì mà không cần phải đặt lên bếp như các loại nồi thông thường khác. Nồi không chỉ dùng để chế biến lẩu, mà bạn có thể sử dụng đế luộc, chiên, xào, hấp,…

Cấu tạo nồi lẩu điện gồm có 3 bộ phận:

Bộ phận tạo nhiệt: Đây là bộ phận quan trọng, giúp tạo nhiệt trên mâm nhiệt để làm nóng, chín thức ăn.

Bộ phận điều khiển: Tùy vào từng hãng sản xuất, mà bộ phận điều khiển sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nồi có 3 dạng điều khiển chủ yếu là núm vặn, cảm ứng và nút gạt.

Lòng nồi: Được phủ lớp men chống dính giúp thức ăn không bị dính, cháy khét và tiện lợi cho bạn vệ sinh. Đa số, lòng nồi có thiết kế rời, nhưng một số mẫu được gắn liền với thân hay bếp lẩu nướng, có thêm phần khay nướng để làm món nướng.

5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách

Ưu và nhược điểm của nồi lẩu điện

Ưu điểm

Kiểu dáng gọn nhẹ, dễ dàng di chuyển: Với kiểu dáng gọn gàng, tiện lợi cho bạn di chuyển hay bố trí bất kỳ đâu. Đồng thời, bếp còn có thiết kế sang trọng, mang đến vẻ hiện đại cho không gian bếp.

Vệ sinh dễ dàng, an toàn: Hầu hết, các loại nồi lẩu điện đều trang bị lớp men chống dính, tránh tình trạng cháy khét, dính thức ăn dưới đáy nồi. Nhờ đó vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa giúp người dùng vệ sinh nhanh chóng hơn.

Dễ sử dụng, tiết kiệm điện: Nồi lẩu điện sử dụng bảng điều khiển cảm ứng, núm vặn hay nút gạt đều rất dễ sử dụng, kể cả người cao tuổi vẫn có thể sử dụng. Đồng thời, nồi tiêu thụ điện năng ít còn giảm thiểu được chi phí cho gia đình bạn.

Đa chức năng: Bạn không chỉ sử dụng nồi lẩu điện để chế biến lẩu, mà còn có thể chế biến những món khác như chiên, luộc, hấp, xào,… Bạn tha hồ chế biến món ngon cho gia đình.

5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách

Nhược điểm

Tốc độ gia nhiệt vừa phải: Công suất hoạt động của nồi lẩu điện thấp hơn so với các loại bếp điện, nên tốc độ làm nóng cũng chậm hơn. Tuy nhiên, yếu tố này cũng không ảnh hưởng quá lớn đến nhu cầu sử dụng của bạn.

Dung tích hạn chế: Dung tích nồi dao động khoảng 1.2 – 5 lít, nên bạn phải căn chỉnh thực phẩm sao cho phù hợp.

5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách

5 bước vệ sinh nồi lẩu điện cực dễ và nhanh chóng

Thường thì bất kì một sản phẩm gia dụng nào sau khi sử dụng xong chúng ta đều phải vệ sinh sạch sẽ, bảo quản đúng cách. Nay mình chia sẽ tới bạn 5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng chuẩn vừa nhanh, vừa sạch, lại đảm bảo độ bền, nâng cao tuổi thọ của sản phẩm nhé!

Bước 1: Trước khi vệ sinh nồi lẩu điện

Trước khi vệ sinh nồi lẩu điện bạn phải chắc chắn nồi đã được tắt và ngắt kết nối với nguồn điện. Điều này không chỉ đúng với nồi lẩu điện mà còn áp dụng với các thiết bị gia dụng khác để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.

Ngoài ra, khi vừa dùng xong thì bạn không nên vệ sinh nồi lẩu điện liền mà cần đợi cho nguội hẳn để tránh bị bỏng và cũng hạn chế tình trạng nồi bị sốc nhiệt khi tiếp xúc ngay với nước lạnh.

5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách

Bước 2: Tháo rời và vệ sinh lòng nồi

Với các nồi lẩu điện có thiết kế lòng nồi tách rời, bạn chỉ cần nhấc riêng lòng nồi ra là có thể dễ dàng vệ sinh bộ phận này với nước. Tuy nhiên, một số ít loại nồi liền mạch thì sẽ cho thẳng nước vào lòng nồi để vệ sinh.

Khi vệ sinh lòng nồi, bạn sử dụng miếng bọt biển hoặc vải mềm làm sạch dầu mỡ bằng nước rửa chén. Do lòng nồi lẩu điện được tráng một lớp chống dính nên cần lưu ý lau nhẹ nhàng để tránh trầy xước, bong tróc nhé!

Bước 3: Lau chùi trong và ngoài thân nồi

Với phần thân nồi, bạn sử dụng một chiếc khăn khô hoặc hơi ẩm để lau sạch các chất bẩn bám bên trong và ngoài thân nồi.

Trong quá trình vệ sinh thân nồi, bạn lưu ý không để nước thấm vào phần mâm nhiệt ở dưới đáy nồi hay ổ cắm dây nguồn bởi điều đó có thể gây chập điện, mất an toàn khi sử dụng nồi trong các lần sau.

Bước 4: Lắp ráp lại các bộ phận

Sau khi vệ sinh nồi lẩu điện xong, bạn đợi cho các bộ phận của nồi khô hẳn thì tiến hành lắp ráp lại như ban đầu nhé!

Để đảm bảo tuổi thọ cho nồi, bạn có thể dùng thêm một chiếc khăn khô mềm lau lại một lần nữa đáy lòng nồi trước khi lắp vào nhằm tránh tình trạng đáy lòng nồi còn dính nước gây hư hại cho thiết bị.

5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách

Bước 5: Nơi bảo quản nồi lẩu điện

Khi đã vệ sinh nồi lẩu điện sạch sẽ, bạn bảo quản nồi ở nơi khô ráo, thoáng khí, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để làm tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Một số điều cần lưu ý khi vệ sinh nồi lẩu điện

Để việc vệ sinh nồi lẩu điện diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • * Thực hiện lần lượt việc tắt nồi, rút dây nguồn và để nguội nồi lẩu điện trước khi tiến hành vệ sinh.
  • * Không chà sát mạnh phần lòng nồi để tránh làm bong lớp chống dính hay sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn để vệ sinh nồi.
  • * Không nhúng phần thân nồi vào nước khi vệ sinh, không để phần mâm nhiệt bị dính nước để tránh chập điện và hư hỏng nồi.
  • * Nên vệ sinh nồi lẩu điện thật sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng, tránh để quá lâu mới vệ sinh sẽ khiến nồi bị ám mùi thực phẩm và khó làm sạch hơn.
5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng cách

Trên đây là 5 bước vệ sinh nồi lẩu điện đúng chuẩn đảm bảo an toàn, sạch sẽ mà mình muốn chia sẽ tới quý bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chân thành cảm ơn quý bạn đọc luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi.