4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả

0
389
4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả
4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả
89 / 100

Chữa hôi miệng bằng lá lốt có hiệu qủa không? Cách làm như thế nào? Cùng tham khảo thêm phần dưới bài viết này nha!

Nguyên nhân gây hôi miệng?

Theo các chuyên gia nhà khoa, các nguyên nhân gây ra hôi miệng ở nhiều người thường gặp là do các vấn đề như sau:

  • Nguyên nhân chủ yếu gây ra hôi miệng là do bạn vệ sinh răng không sạch sẽ, các thức ăn còn sót lại bám vào kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phân hóa gây hôi miệng.
  • Khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Vi khuẩn sẽ tăng nhiều hơn nếu lượng nước bọt bị giảm đi. Vì nước bọt có nhiệm vụ làm ẩm khoang miệng, làm giảm tính acid trong miệng nên nếu bạn bị khô miệng thì nước bọt sẽ không đủ để làm được các nhiệm vụ này.
  • Các thực phẩm gây mùi hôi như tỏi hoặc các đồ uống như bia, rượu được coi là những nguyên nhân hàng đầu gây nên hôi miệng nghiêm trọng. Đặc biêt là ăn các thức ăn có chứa các loại tinh dầu đặc trưng cũng là nguyên nhân gây hơi thở hôi. Hành, tỏi là những ví dụ rõ nét nhất, nhưng các loại rau củ và gia vị khác cũng có thể gây ra hơi thở hôi.
  • Khi bạn mắc phải các bệnh về dạ dày cũng gây nên hôi miệng, vì khi dạ dày rối loạn về sự co bóp dẫn đến các thực phẩm khó tiêu hóa. Ở lâu trong dạ dày sẽ tạo ra mùi hôi rất khó chịu.
  • Ngoài ra, một số loại thuốc thường dùng để điều trị huyết áp cao, bệnh tâm thần, hoặc bệnh đường tiết niệu có thể gián tiếp gây ra hôi miệng bằng cách góp phần làm khô miệng. Một số thuốc khác khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ giải phóng những chất hóa học gây hơi thở hôi.
4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả
Các thực phẩm gây mùi hôi

Cách nhận biết chứng hôi miệng

Cách 1: Người bệnh ngồi đối diện gần với người giám định, bịt mũi thở bằng miệng trong vài phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh hãy mím miệng và thở ra bằng mũi. Nếu mùi hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó gây ra chứng hôi miệng nặng.

Cách 2: Tự người bệnh cảm nhận bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi.

Cách 3: Người bệnh hoặc người giám định ngửi mùi trên chỉ nha khoa (dây dental floss) sau khi cà răng.

Cách 4: Ở một số cơ sở răng hàm mặt và phòng khám nha khoa hiện đại có thể đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng.

4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả

Hôi miệng là tình trạng gặp phải của nhiều người làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mất tự tin khi giao tiếp. Có rất nhiều phương pháp thiên nhiên có thể áp dụng tại nhà để chữa trị chứng hôi miệng, một trong số đó là dùng lá lốt tại nhà.

Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách chữa hôi miệng bằng lá lốt vô cùng đơn giản tại nhà, có thể áp dụng ngay được. Mời bạn cùng tham khảo.

4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả
Chữa hôi miệng bằng lá lốt

1/ Cách chữa hôi miệng bằng rễ lá lốt

Theo y học cổ truyền và khoa học hiện đại chứng minh, lá lốt có công dụng chữa rất nhiều loại bệnh và một trong số đó có chứng hôi miệng. Vì trong lá lốt có chứa rất nhiều alcaloid và hàm lượng tinh dầu cao giúp giảm sưng, chống viêm, đặc biệt là khử mùi hơi thở rất hiệu quả.

Đây là một trong những cách chữa hôi miệng cấp tốc với cây lá lốt hiệu quả. Bạn lấy rễ cây lá lốt rửa cho sạch đất, cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem phơi nắng cho khô.

Sau đó mang rễ cây lá lốt khô sắc nước uống mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy mùi hôi miệng được cải thiện rõ rệt.

2/ Chữa hôi miệng bằng lá lốt đun sôi với muối

Nấu lá lốt với nước muối để súc miệng hàng ngày là cách chữa hôi miệng hiệu quả. Cách làm vô cùng đơn giản như sau:

Dùng 1 nắm lá lốt tươi rửa sạch, vò cho nát sau đó cho vào nồi đun với một lượng nước vừa phải. Nên để lửa nhỏ và đun trong khoảng 10 – 15 phút tùy lượng nước để tinh dầu có trong lá lốt hòa tan ra.

Sau đó bạn bỏ phần xác lá lốt, đợi nguội rồi cho vào môt chút muối, cho vào chai bảo quản kín để dùng dần. Súc miệng với hỗn hợp nước lá lốt này 2 lần mỗi ngày, trước khi ngủ và mỗi sáng khi ngủ dậy, sẽ loại bỏ được mùi hôi miệng khó chịu, đồng thời cũng cải thiện được các vấn đề răng miệng như sưng nứu, sâu răng, viêm lợi,..

4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả
Chữa hôi miệng bằng lá lốt đun sôi với muối

3/ Chữa hôi miệng bằng lá lốt tươi

Cách này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch lá lốt, cho lên chiếc lá một ít muối và cho vào miệng rồi ngậm trong vòng 5 phút. Cách này vừa dễ thực hiện mà vừa mang lại hiệu quả rất cao.

4/ Chữa hôi miệng bằng lá lốt và rễ lá lốt

Với cách này, thứ bạn cần làm là rửa sạch rễ và lá lốt sau đó đem đi phơi khô, mỗi ngày bạn sẽ sắc nước từ phần rễ và lá lốt ra rồi uống 2 lần/ngày thì tình trạng hôi miệng sẽ giảm rõ rệt.

4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt hiệu quả
Chữa hôi miệng bằng lá lốt và rễ lá lốt

Những lưu ý khi chữa hôi miệng bằng lá lốt bạn nên biết

Tuy sử dụng lá lốt có thể giúp ngăn tình trạng hôi miệng rất hiệu quả nhưng bạn cũng cần phải lưu ý một trong những điều sau:

Không nên áp dụng cách chưa hôi miệng bằng là lốt trong thời gian dài, vì có thể làm răng bị ố vàng vì vậy không nên lạm dụng quá nhiều.

Những người bị các bệnh như táo bón, nóng lồng ngực thì không nên áp dụng cách chữa hôi miệng bằng lá lốt.

Một số cách phòng ngừa hôi miệng tái phát

Ngoài việc áp dụng 4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt mà mình chia sẽ ở trên thì mọi người cũng nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa chứng hôi miệng tái phát bằng cách:

Đánh răng sau khi ăn: Bạn có thể để bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để sử dụng sau khi ăn. Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.

Dùng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn: Việc dùng chỉ nha khoa loại bỏ các hạt thức ăn giữa các kẽ răng sẽ giúp ngăn ngừa hơi thở hôi do thức ăn hiệu quả.

Chải lưỡi: Lưỡi của bạn chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển do chứa các hạt thức ăn thừa tích tụ, vì vậy hãy chải lưỡi hàng ngày để ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Những người có lưỡi trắng tức là đang có sự phát triển quá mức của vi khuẩn, do vậy, cần làm sạch hàng ngày để ngăn chặn chữa hôi miệng nặng.

Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đeo niềng răng hoặc răng giả, hãy vệ sinh kỹ lưỡng ít nhất một lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ. Hãy vệ sinh răng miệng và cả các dụng cụ này trước khi đưa vào miệng.

Tránh khô miệng: Để giữ cho miệng không bị khô, hãy uống đủ nước mỗi ngày. Nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt. Đối với trường hợp khô miệng mạn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ của bạn có thể kê đơn chuẩn bị nước bọt nhân tạo hoặc một loại thuốc uống kích thích tiết nước bọt.

Tránh hút thuốc lá, hạn chế cà phê, nước ngọt hoặc rượu – chúng không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm hơi thở bạn có mùi khó chịu.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Tránh các loại thực phẩm như hành tây và tỏi có thể gây hôi miệng. Ăn nhiều thức ăn có đường cũng có liên quan đến hơi thở hôi.

Trên đây là 4 cách chữa hôi miệng bằng lá lốt mà mình chia sẽ tới quý bạn đọc, nếu bạn nào đang gặp tình trạng hôi miệng thì áp dụng xem kết quả có đáng ngạc nhiên không nhé!